Những khoảnh khắc “xót lòng” của thế giới

Thứ 6, 28/12/2012 00:04

Có những việc dù chỉ xảy ra trong khoảnh khắc nhưng lại làm những người có lương tâm đau lòng cả đời. Cũng có những bức ảnh mà chỉ cần nhìn một lần cũng khiến cả thế giới phải xót lòng.

Sự kiện 11 tháng 9 là một loạt tấn công khủng bố khi một nhóm không tặc gần như cùng một lúc cướp bốn máy bay hành khách hiệu Boeing đang trên đường bay nội địa trong nước Mỹ.Nhóm không tặc lái hai phi cơ lao thẳng vào Tòa Tháp Đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới tại Manhattan, Thành phố New York – mỗi chiếc đâm vào một trong hai tòa tháp cao nhất, cách nhau khoảng 18 phút. Trong vòng hai tiếng đồng hồ, cả hai tòa tháp bị sụp đổ.

Đầu năm 2004, hình ảnh của những vụ tra tấn, cưỡng hiếp, sát hại tàn nhẫn tù nhân ở nhà tù khét tiếng Abu Ghraib, Iraq đã khiến cho toàn thế giới phải chấn động và ghê rợn trước sự độc ác của một số quân nhân Mỹ. Nhà tù Abu Ghraib nằm cách thủ đô Baghdad hơn 30 km về phía Tây, hiện đang giam giữ khoảng 5.000 tù nhân. Cùng với Guantanamo, đây được coi là một trong những nhà tù tai tiếng nhất thế giới, đặc biệt là sau khi giới báo chí công bố hàng loạt bức ảnh về sự tra tấn mã của lính Mỹ đối với các tù nhân nước sở tại vào năm 2004.

Vào năm 1984, vụ rò rỉ 40 tấn hóa chất cực độc MIC ) từ nhà máy Union Carbide ở trung tâm thành phố Bhopal của Ấn Độ đã giết chết hơn 35.000 người chỉ trong vài giờ và gây bệnh tật kéo dài cho hàng trăm ngàn người khác. Sau vụ rò rỉ, những chiếc đầu lâu của người đã qua đời được đưa ra nghiên cứu. Kết quả cho thấy hóa chất cực độc này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tại não bộ của con người. Bên cạnh đó, cây cối và các loài động vật trong khu vực cũng phải hứng chịu hậu quả nặng nề này khi chỉ trong vài ngày, hàng loạt động thực vật đã chết.

Khi người Igbos ở phía Đông Nigeria tuyên bố giành độc lập vào năm 1967, chính quyền Nigeria đã quyết định phong tỏa đất nước non trẻ Biafra. Trẻ em Biafra bị suy dinh dưỡng nặng trong nạn đói ở nơi này. Hậu quả để lại là hơn 1 triệu người đã chết đói còn trẻ em thì mắc bệnh suy dinh dưỡng nặng khi tay chân thì teo đi còn bụng thì nhô ra.

Vào ngày 22/07/1975, Stanley J. Forman đang làm việc tại phòng tin tức của tờ Boston Heral American thì nhận được tín hiệu của cảnh sát về vụ cháy lớn ở phố Marlborough. Ngay lập tức phóng viên này đã tới hiện trường và chứng kiến cảnh các đội cứu hỏa đang cố gắng dập tắt những ngọn lửa điên cuồng đang nhăm nhe nuốt chửng mọi thứ.

Vào năm 1937, phát xít Đức đã xây dựng trại tập trung Buchenwald tại Weimar, Đức. Từ năm 1937 tới khi được giải phóng vào năm 1945, hơn 43 ngàn người Do Thái đã bị hành hình.Trại tập trung Buchenwald đã trở thành vết nhơ trong lịch sử nước Đức và là một bằng chứng xác thực cho thấy sự tàn bạo của phát xít Đức đối với người Do Thái trên thế giới. Trong thời gian hoạt động của Buchenwald từ năm 1937 đến 1945 đã có 240.000 tù nhân sống tại đây và khoảng 56.000 người trong đó chủ yếu là người do Thái, tù nhân, những người đồng tính.... đã chết trong trại Buchenwald.

Bức ảnh đám tang của một em bé vô danh cho thấy hình ảnh tàn khốc sau vụ rò rỉ hóa chất ở Bhopal, Ấn Độ của công ty Union Carbide. Một số tổ chức đưa ra con số khoảng 8000 đến 10,000 người chết trong 72 giờ đầu và 25,000 người chết vì các căn bệnh liên quan đến khí ga rò rỉ. Hình ảnh trên lại một lần nữa cho thấy mặt trái của công nghệ hóa khi tình trạng an toàn vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

Bức ảnh này được chụp vào năm 1930 sau khi hai người đàn ông da đen trẻ tuổi ở Ấn Độ bị buộc tội cưỡng hiếp một cô gái da trắng và sát hại bạn trai của cô. Họ bị treo cổ trong vòng vây của khoảng 10.000 người. Khuôn mặt của đám đông đã nói lên tất cả mọi điều. Người đàn ông thứ 3 được cứu sống bởi chú của cô gái đã nói rằng họ vô tội. Bức ảnh cho thấy thi thể bị tra tấn dã man của hai người đàn ông bị kết án oan cùng vẻ mặt hân hoan của đám đông đã cho thấy sự phân biệt chủng tộc tàn nhẫn và khiến cả thế giới phải bàng hoàng.

Được trao giải Pulitzer 1994, bức ảnh ghi lại khoảnh khắc một em bé ở Sudan sắp chết đói đang cố lết về phía trại phân phát lương thực của Liên Hợp Quốc cách đó khoảng một km. Cách đó không xa, một con kền kền đang chờ em bé chết để ăn thịt. Bức ảnh khiến cả thế giới bàng hoàng. Không ai biết điều gì xảy ra với em bé sau đó. Cả nhiếp ảnh gia cũng không biết bởi anh rời đi sau khi chụp ảnh. Nhiều người lên án sự lạnh lùng sau ống kính của tác giả. Chính vì vậy, ba tháng sau khi chụp bức ảnh này, nhà nhiếp ảnh Kevin Carter đã tự tử vì trầm cảm.

Bức ảnh này đã chạm đến trái tim của người dân trên toàn thế giới bởi tình phụ tử lớn lao. Nhưng điều đáng buồn là hai nhân vật chính trong bức ảnh đã tử vong vì bị bắn tại bờ Gaza. Bức ảnh do France 2 ghi lại một lần nữa cho thấy sự tàn khốc của chiến tranh và tình cha con thiêng liêng, cao quý.

Karamoja, Uganda, tháng 4-1980. Bàn tay của một cậu bé giữa lòng bàn tay của cha đạo trong nạn đói. Wels cảm thấy bức xúc vì 5 tháng sau họ mới cho đăng bức ảnh của ông. Trong khi thời điểm ông chụp ảnh rất nhiều người vẫn đang chết đói.Ông cảm thấy bối rối khi nhận giải thưởng bởi Wells phản đối trao giải cho những bức ảnh chụp người chết đói! Ngay từ đầu, ông không phải là người đem chính bức ảnh của mình đi dự thi.

Hải Hiền

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.