Những thước phim về người lính trên màn ảnh Việt

Những thước phim về người lính trên màn ảnh Việt

Thứ 7, 21/12/2013 16:00

Đây là những bộ phim thành công về đề tài người lính và cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của Việt Nam.

Ngã ba Đồng Lộc

Sự kiện - Những thước phim về người lính trên màn ảnh Việt

Đây là bộ phim (đạo diễn Lưu Trọng Ninh) được xây dựng dựa trên một câu chuyện có thật về mười cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc. Nơi ấy mười cô gái thanh niên xung phong đã chiến đấu và hy sinh anh dũng.

Ngã ba Đồng Lộc nằm trong những phim ăn khách nhất năm 1997. Với những thước phim xúc động khắc họa rõ nét thế giới nội tâm của những nữ thanh niên xung phong lạc quan và đầy tin tưởng về tương lai trong hoàn cảnh bom đạn ngặt nghèo, bộ phim đã góp phần đưa hình ảnh những liệt sĩ hy sinh ở Ngã ba Đồng Lộc trở thành những người con bất tử, thành niềm tự hào của dân tộc, đưa địa danh này trở nên nổi tiếng và ghi dấu ấn trong lòng mọi người Việt Nam. 

Ký ức Điện Biên 

Sự kiện - Những thước phim về người lính trên màn ảnh Việt (Hình 2).

Cùng với Ngã ba Đồng Lộc, Ký ức Điện Biên có lẽ là những bộ phim về đề tài chiến tranh cách mạng gặt hái được nhiều thành công nhất. 

Ký ức Điện Biên được sản xuất năm 2004, bộ phim truyện nhựa thứ sáu của đạo diễn Đỗ Minh Tuấn. Bộ phim do Hãng phim truyện Việt Nam thực hiện và được nhà nước cấp kinh phí để kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Theo dự kiến ban đầu, bộ phim mang tên Người hàng binh theo kịch bản của Nguyễn Thị Hồng Ngát và Đỗ Minh Tuấn, về sau phim được đổi tên thành Ký ức Điện Biên.

Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn cho biết anh cố gắng tái hiện ký ức về chiến thắng Điện Biên Phủ từ góc nhìn nhân văn dể xây dựng hình tượng điện ảnh về chiến thắng này theo cách nặn tượng bằng tuyết, vừa khôi phục những ký ức hào hùng cảm động, vừa thể hiện sự biến dạng và tan rã của những ký ức này. Bộ phim nỗ lực tiếp cận ba loại ký ức về chiến thắng Điện Biên Phủ:

Đời cát

Sự kiện - Những thước phim về người lính trên màn ảnh Việt (Hình 3).

 

Đời Cát của đạo diễn Nguyễn Thanh Vân là một câu chuyện giản dị về tình yêu, tình gia đình thời hậu chiến. Ông Cảnh, người xa gia đình hai mươi năm đi chiến đấu. Khi trở về thăm quê và gia đình trong niềm xúc động đến sững sở của người vợ cũ tên Thoa (Mai Hoa) đã chờ đợi ông đến kiệt sức, đến héo mòn cả tuổi thanh xuân. Sau những giây phút ngắn ngủi dâng tràn xúc động là một nỗi đau thắt ruột khi bà Thoa biết rằng, chồng mình đã có một tổ ấm khác. Người vợ thứ hai tên Tâm (Hồng Ánh thủ vai) và bé Ganh (con Tâm và ông Cảnh) cũng hiện diện ở đó khiến cho mọi chuyện trở nên phức tạp và khó xử. 

Từ tình huống truyện ấy, bộ phim mở ra xung đột tâm lý với những trang thái phức hợp, khó khăn đến căng thẳng. Toàn bộ tác phẩm là sự mổ xẻ nội tâm đến tận cùng nỗi khắc khoải, dằn vặt, triền miên...

Phim đã giành giải Vàng trong LHP châu Á – Thái Bình Dương tại Hà Nội lần thứ 45 năm 1999 và sau đó là giải Bông sen vàng trong LHP Việt Nam lần thứ 13 cùng nhiều giải thưởng xuất sắc cho diễn viên Mai Hoa, Hồng Ánh, biên kịch Nguyễn Quang Lập và đạo diễn Thanh Vân.

Đường thư

Sự kiện - Những thước phim về người lính trên màn ảnh Việt (Hình 4).

Đường thư là một bộ phim hành động của điện ảnh Việt Nam, với mục đích cố gắng tái hiện những hi sinh thầm lặng và đau thương của những chiến sĩ quân bưuphe cộng sản trong Chiến tranh Việt Nam, ra mắt lần đầu năm 2005. Đây cũng là bộ phim đầu tay của đạo diễn trẻ Bùi Tuấn Dũng (sinh 1975).

Bộ phim là một câu chuyện nhỏ trong chiến tranh. Không đua tranh với những tác phẩm điện ảnh khác thuộc đề tài này về sự hoành tráng của những chiến dịch, những trận đánh lớn, ê-kíp làm phim của đạo diễn Bùi Tuấn Dũng đi sâu vào những chi tiết, những cảm nhận cụ thể nhất về chiến tranh dưới cái nhìn của anh lính trẻ Hoàng An.

Một ưu thế của phim khai thác đề tài lịch sử là những cảnh huống gây xúc động, nhưng đó cũng chính là thách thức cho các đạo diễn khi phải vượt qua những cảnh sáo mòn để lấy được "giọt nước mắt quý hiếm" của người xem.

Xây dựng nhân vật chính là hình tượng người chiến sĩ quân bưu, một hình tượng khá mới của điện ảnh cách mạng Việt Nam, Đường thư đã tạo cho mình một mảnh đất mới để khai thác triệt để lợi thế này. Khán giả nhạy cảm chắc chắn sẽ không tránh khỏi cảm giác "cay mũi" khi chứng kiến những thước phim về nhữnglá thư hậu phương gửi ra chiến trường.

Cuộc vượt ngục thần kỳ 

Sự kiện - Những thước phim về người lính trên màn ảnh Việt (Hình 5).

Câu chuyện phim lấy bối cảnh giai đoạn 1948-1950. Lúc này, cuộc kháng chiến chống Pháp ngày càng trở nên quyết liệt, Đảng ủy Côn Đảo chủ trương tìm mọi cách giải thoát cho một số lớn cán bộ xuất sắc (đang bị kết án từ khổ sai chung thân đến khổ sai 20 năm) trở về đất liền tiếp tục tham gia kháng chiến. Nhiệm vụ quan trọng và nặng nề này đã được giao cho Hoàng Bách, một chiến sĩ tình báo mưu trí và dũng cảm, từng tham gia hoạt động cách mạng tại Sài Gòn.

Hoàng Bách sinh trưởng trong một gia đình có nghề làm thuốc Đông y nổi tiếng. Bị đày ra Côn Đảo, Xuân Bách nhờ nghề thuốc giỏi mà tiếp cận và cảm hóa được cô con gái chúa Đảo là Helen. Người thứ hai là Hùng Năm Căn, 30 tuổi,giỏi sông nước và đóng thuyền. Người thứ ba là Mẫn xiếc, 20 tuổi, nguyên là diễn viên xiếc, từng hoạt động quân báo nội thành Sài Gòn. 

Người thứ tư là Tư Cầu Muối, 36 tuổi, một đại ca khét tiếng trong giới giang hồ được Bách và Hùng cảm hóa đi theo Cách mạng. Người thứ năm là Kinh Quốc, 30 tuổi từng được đào tạo quân sự chính quy tại Hoàng Phố (Trung Quốc)… Nhóm 5 người tổ chức vượt ngục do Hoàng Bách lãnh đạo đã trải qua biết bao gian khổ và đau thương mất mát…

Mai Nguyên (tổng hợp)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.