Nỗi khiếp sợ từ trong lòng xã hội

Nỗi khiếp sợ từ trong lòng xã hội

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:04
0
“Chẳng phải đó là nỗi khiếp sợ mà một con người có thể reo rắc theo cái cách như vậy sao?” Timothy J. Mc Veigh đã nói như vậy sau sự kiện đánh bom cướp đi sinh mạng của 168 người tại thành phố Oklahoma vào năm 1995.

Các loại bom có sức công phá lớn và các loại vũ khí tự động cho phép các vụ tàn sát những thường dân vô tội chỉ diễn ra trong giây lát. Bằng chứng là các vụ bắn giết tại Đại học Texas năm 1966 (14 người chết), trường Trung học Columbine năm 1999 (13 người chết), Đại học Virginia Tech năm 2007 (32 người chết).

Cuộc thảm sát gần đây tại Nauy cũng giống như các mô hình tội ác này. Đó không chỉ là thứ sức mạnh vũ khí nhằm làm mất thăng bằng mà thực sự là nỗi hoảng sợ trong xã hội. Hầu hết các mối đe dọa và khuynh hướng bạo lực đều bắt nguồn từ trong lòng xã hội. John F. Kennedy, Anwar el – Sadat và Yitzhak Rabin đều bị ám sát bởi chính những người cùng chung sắc tộc của họ.

Sự rung chuyển từ trong lòng xã hội Na Uy

Những người cầu toàn có thể phải cố gắng nhiều trong việc chọn được một nơi ở an toàn hoặc tìm cho mình một con phố với ánh đèn sáng sủa nhưng họ lại có nhiều nỗi sợ hãi từ chính người vợ, người chồng, người bạn hoặc đồng nghiệp của mình hơn là một người lạ mặt trên đường phố.

Câu chuyện về “sự bất đồng văn hóa” trở nên kỳ quặc bởi nó ám chỉ rằng kẻ thù là những người ở bên ngoài chúng ta và dễ dàng nhận diện được. Tại thành phố Oklahoma cũng như tại Oslo, ngay từ đầu các nhà cầm quyền đã cho rằng thủ phạm là những người có quan điểm quá khích, cực đoan hoặc những người theo chủ nghĩa Hồi giáo thánh chiến.

Quan điểm này tiếp tục làm bối rối trong suy nghĩ của cả công luận và các nhà nghiên cứu. Những người không ủng hộ Tổng thống Obama không thể chấp nhận một điều rằng ông đã sinh ra và lớn lên tại Mỹ; và trong mắt họ, ông Obama phải là người nước ngoài. Trong cuốn sách của tác giả Edward W. Said viết năm 1978 với tựa đề “Đông phương học” đã phân tích một cách sâu sắc để mọi người hiểu rõ về các cụm từ “người ngoài cuộc” và “người khác”.

Nhưng tại thành phố Oklahoma cũng như tại Oslo, những kẻ hành động lại là những người bản địa. Hơn nữa, các cuộc nội chiến và các cuộc xung đột gây ra nhiều thiệt hại về người hơn cả các cuộc chiến tranh giữa các quốc gia. Khi quân đội Syria bắn vào các thường dân Syria, nhà cầm quyền cho rằng đấy là sự khuấy động của nước ngoài. “Syria là mục tiêu của một mưu đồ lớn từ bên ngoài”, theo lời buộc tội của tổng thống Bashar Al – Assad.

Các cuộc nội chiến hung tàn thường chỉ xảy ra ở Châu Phi và Trung Đông. Nhiều người Mỹ đã thiệt mạng trong cuộc Nội Chiến (Civil War) – khi mà dân số của Mỹ chỉ bằng 1/10 ngày nay – hơn bất kỳ cuộc xung đột nào khác. Trong thế kỷ 20, các cuộc nội chiến ở Nga, Trung Quốc và Tây Ban Nha đã gây ra cái chết của hàng triệu người.

Bất chấp lời răn dạy của kinh Thánh là phải yêu thương người hàng xóm như yêu thương anh em mình, tại sao chúng ta lại ghét anh ta (hoặc cô ta)? Sự gần gũi chính là một nguyên nhân chắc chắn. Một tiếng chó sủa hoặc tiếng nhạc quá to của hàng xóm dễ dẫn đến sự giận dữ hơn là sự đe dọa tưởng tượng của một người xa lạ không rõ mặt.

Những người ngoại quốc có thể gây nguy hại cho kế sinh nhai của chúng ta trên phương diện lý thuyết, nhưng những đồng bào của chúng ta lại trực tiếp gây phương hại đến chúng ta một cách phũ phàng. Cả trong thần thoại và thực tại, các thầy dòng tu cùng môn đều cạnh tranh tài sản của nhà thờ, dù đó là một con bò hay một thành trì. Những điều này đều dễ dàng dẫn đến bạo lực.

Chúng ta muốn tin rằng các cuộc xung đột lớn cần có những nguyên cớ lớn, nhưng chúng ta lại quên mất một điều rằng thực tế những sự khác biệt nhỏ lại làm lóe lên sự căm hờn vô bờ.

Điều này có thể đưa chúng ta đi quá xa với cuộc thảm sát tại Nauy. Tuy nhiên, để minh chứng rằng Anders Behring Breivik thực hiện theo chỉ đạo hay hành động một mình, anh ta đã cho thấy rõ một sự thật rằng tội ác bắt nguồn từ những điều tưởng như rất bình thường trong số bạn bè và người thân chứ không phải trong số những người xa lạ - và mục tiêu là những đồng bào cùng chung sắc tộc. Một công dân Nauy có bố mẹ là người Nauy đã ra tay tàn sát 76 đồng bào của anh ta.

“Hắn ta một trong số chúng ta”, một học giả người Nauy nói về kẻ sát nhân Breivik. Điều đó tạo nên một tấn bi kịch.

Chí Thành (theo Wall Street Journal)

Tag: Syria
Cùng chuyên mục

Ukraine tấn công quy mô lớn, Nga phá huỷ hơn 100 thiết bị không người lái

Thứ 7, 18/05/2024 | 14:00
Quân đội Nga đã phá huỷ hơn 100 thiết bị không người lái gồm xuồng máy không người lái, máy bay không người lái trong đợt tấn công quy mô lớn của lực lượng Ukraine.

Châu Âu tự “lách” lệnh trừng phạt khi nhập dầu Nga qua ngả Thổ Nhĩ Kỳ?

Thứ 7, 18/05/2024 | 10:45
Việc chuyển hướng dầu của Nga qua ngả Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ là hình thức “lách” các lệnh trừng phạt mà còn tạo ra nguồn thu thuế đáng kể cho Moscow.

Phần Lan “không mặn mà lắm” với ý tưởng gửi quân NATO tới Ukraine

Thứ 7, 18/05/2024 | 06:00
Một quốc gia có vị trí địa lý đặc biệt như Phần Lan cũng như các nước vùng Baltic rõ ràng rất nhạy cảm với vấn đề này.

Đan Mạch công bố gói viện trợ quân sự thứ 18 cho Ukraine

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:40
Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch khẳng định rằng tình hình ở Ukraine rất nghiêm trọng, do đó cần đảm bảo sự hỗ trợ liên tục và lớn từ các đồng minh cho Kiev.

Sở chỉ huy Ukraine bốc cháy, cột bụi bốc cao hàng chục mét sau đòn tấn công chính xác của Iskander-M Nga

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:00
Hình ảnh từ video công khai cho thấy, sở chỉ huy của Lữ đoàn phòng không số 302 (Ukraine) đã bị phá hủy cùng một kho đạn.
     
Nổi bật trong ngày

Ukraine tấn công quy mô lớn, Nga phá huỷ hơn 100 thiết bị không người lái

Thứ 7, 18/05/2024 | 14:00
Quân đội Nga đã phá huỷ hơn 100 thiết bị không người lái gồm xuồng máy không người lái, máy bay không người lái trong đợt tấn công quy mô lớn của lực lượng Ukraine.

Phần Lan “không mặn mà lắm” với ý tưởng gửi quân NATO tới Ukraine

Thứ 7, 18/05/2024 | 06:00
Một quốc gia có vị trí địa lý đặc biệt như Phần Lan cũng như các nước vùng Baltic rõ ràng rất nhạy cảm với vấn đề này.

Ông Putin và ông Tập Cận Bình cam kết một kỷ nguyên hợp tác mới

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:53
Trong ngày thứ Năm, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cam kết đề ra “một kỷ nguyên mới” với sự hợp tác giữa hai quốc gia.

Hamas: Sửa đổi đề xuất ngừng bắn từ phía Israel dẫn tới bế tắc

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:18
Thứ Tư, lãnh đạo Hamas Ismail Haniyeh đổ lỗi những bế tắc về thương lượng ngừng bắn ở Gaza cho Israel và khẳng định lại những nhu cầu chủ chốt về thương lượng.

Phục hồi sau suy thoái, kinh tế châu Âu sẽ tăng trưởng rất khiêm tốn

Thứ 6, 17/05/2024 | 06:00
Các hạn chế thương mại ngày càng tăng với Nga và Trung Quốc góp phần làm suy giảm vai trò của Khu vực Eurozone trong nền kinh tế toàn cầu, chuyên gia chỉ ra.