Nước cờ cao tay làm "đẹp lòng" cả Mỹ và Trung Quốc của ông Kim Jong-un

Nước cờ cao tay làm "đẹp lòng" cả Mỹ và Trung Quốc của ông Kim Jong-un

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 5, 29/03/2018 12:59

Đến thăm Trung Quốc, nhà lãnh đạo Triều Tiên có thể gột rửa hết mọi tiếng xấu mà truyền thông quốc tế đã gán ghép cho ông trong thời gian qua.

Nước cờ cao tay làm 'đẹp lòng' cả Mỹ và Trung Quốc của ông Kim Jong-un

Chuyến thăm Bắc Kinh của nhà lãnh đạo Kim Jong-un được đánh giá là cần thiết vào thời điểm này.

Hình ảnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sánh đôi cùng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un là một khoảnh khắc gây choáng ngợp khiến cục diện cuộc chơi thay đổi.

Cuộc gặp mặt lịch sử giữa hai nhà lãnh đạo là một lời nhắc nhở về mối quan hệ mật thiết của Bình Nhưỡng và Bắc Kinh, tờ ABC News bình luận.

Khi Triều Tiên khốn đốn trước lệnh trừng phạt của Mỹ, Trung Quốc là người sẽ dang tay ra giúp đỡ trong vai trò đối tác thương mại lớn nhất của nước này.

Tuy nhiên, mối quan hệ giữa các đồng minh cũ đã phai mờ trong những năm gần đây khi Bình Nhưỡng thường xuyên tiến hành các cuộc thử hạt nhân và tên lửa mà không thông báo cho Bắc Kinh.

Sau khi phóng tên lửa năm ngoái, Trung Quốc đã bày tỏ "mối quan ngại nghiêm trọng", cảnh báo Triều Tiên không làm căng thẳng thêm tình hình trên bán đảo.

Bắc Kinh lo sợ một cuộc chiến xảy ra sẽ dẫn đến hàng trăm ngàn người Triều Tiên bỏ chạy qua biên giới Trung Quốc. Trong khi sự bất ổn lây lan ra toàn khu vực cũng khiến cường quốc tỷ dân phải bỏ ra nhiều nguồn lực hơn để làm bình ổn tình hình.

Chiến lược tinh tế

Tuy nhiên, chính vì mối quan hệ mật thiết với Triều Tiên “như môi với răng” mà Trung Quốc bị vướng vào một cuộc chơi khó khăn khi chỉ được phép gây áp lực vừa phải mà không được dồn ép quá mức người hàng xóm.

Hiểu được điều này, Triều Tiên biết rằng họ có thể tìm đến Trung Quốc để nương nhờ trước tình hình khó khăn hiện tại.

Ông Kim Jong-un chưa bao giờ có chuyến thăm nước ngoài nào kể từ khi nắm quyền.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên đã chọn Trung Quốc để "xuất hiện" trên sân khấu quốc tế và ông Tập Cận Bình cũng là nhà lãnh đạo thế giới đầu tiên ông Kim gặp mặt.

Mặc dù vẫn tiếp tục cam kết gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhưng cuộc gặp sớm với người đứng đầu Bắc Kinh đã cho thấy sự ưu tiên và coi trọng Trung Quốc hơn của Bình Nhưỡng.

Theo ABC News, người ta có thể nhìn thấy một kế hoạch chính trị khôn khéo của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Ông đã xây dựng sức mạnh tên lửa hạt nhân đủ sức so kè với nước Mỹ và bây giờ thể hiện sự nhạy bén ngoại giao của bản thân.

Đó là một minh chứng cho thấy, Triều Tiên có những tính toán và kế hoạch rất tinh tế, hơn hẳn những gì mà truyền thông phương Tây vẫn đánh giá thấp về quốc gia vùng Đông Bắc Á.

Nước cờ cao tay làm 'đẹp lòng' cả Mỹ và Trung Quốc của ông Kim Jong-un (Hình 2).

Tổng thống Trump sẽ khó có cơ hội đổ lỗi cho Triều Tiên khi nước này đã cho thấy sự thiện chí của mình.

Trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, chính quyền Kim Jong-un thử nghiệm hàng loạt các vụ thử tên lửa có khả năng vươn tới lục địa nước Mỹ cùng với chứng minh sự tiến bộ mới về công nghệ bom nhiệt hạch.

Sau đó, Bình Nhưỡng đột ngột thay đổi chiến lược và sử dụng Thế vận hội mùa Đông như một sáng kiến ngoại giao gây bất ngờ cả thế giới khi gửi lời mời thiện chí đàm phán với Hàn Quốc và một đề nghị về hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim.

Chính quyền Trump gần như hoàn toàn bị động và không thể bắt kịp mọi động thái chuyển biến bất ngờ của ông Kim.

Và một lần nữa trong tuần này, khi ông Kim đột nhiên xuất hiện ở Trung Quốc trên một chuyến xe lửa đi qua biên giới và bắt tay ông Tập Cận Bình ở Bắc Kinh – Nhà Trắng lại tiếp tục chậm chân.

Có nhiều lý do để nhà lãnh đạo Kim Jong-un chọn đến Bắc Kinh vào thời điểm này. Trong đó giới quan sát đều chú ý đến mục tiêu nổi bật nhất là hàn gắn lại quan hệ nồng ấm với Bắc Kinh và mang đến hình ảnh một chính khách cởi mở hơn trên trường quốc tế.

"Chưa thể nói rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên đến Bắc Kinh để tham khảo ý kiến ​​của Trung Quốc trước khi gặp Tổng thống Trump. Nhưng về cơ bản, động thái này đã giúp tăng cường vị thế đàm phán của ông Kim trước Trung Quốc. Ông ấy đến Bắc Kinh không phải với mục đích nhờ cậy mà ở một vị thế bình đẳng", Sergey Radchenko, Giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Cardiff, Wales, nói trên New York Times.

"Trung Quốc cần nắm được những tính toán của Triều Tiên", Da Wei, Giáo sư của Đại học Quan hệ Quốc tế ở Bắc Kinh, nói. "Kim biết các cuộc đàm phán không thể hoàn toàn thành công nếu không có sự hỗ trợ của Trung Quốc. Sự tham gia của Trung Quốc sẽ làm cho mọi giải pháp trở nên khả thi hơn".

Một số nhà phân tích tại Washington đánh giá chuyến thăm của ông Kim tới Bắc Kinh như một chiến dịch làm dịu đi hình ảnh vốn không tốt đẹp trên truyền thông và khiến cho công chúng nhận thấy rằng, ông thực sự muốn có một giải pháp hoà bình cho xung đột, thay vì tiếp tục đẩy tình hình leo thang.

Sue Mi Terry, một học giả Hàn Quốc tại trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, nói: "Kim đang hành động một cách khá hợp lý khi thể hiện sự sẵn sàng cho mục tiêu phi hạt nhân hoá".

Điều này sẽ làm cho Tổng thống Trump khó có thể đổ lỗi hoặc chỉ trích thêm đối với Triều Tiên nếu cuộc đàm phán sắp tới không mang lại đột phá.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.