Phải xử lý những 'bảo mẫu' bạo hành trẻ ở Gò Vấp ra sao?

Phải xử lý những 'bảo mẫu' bạo hành trẻ ở Gò Vấp ra sao?

Nguyễn Thị Thúy

Nguyễn Thị Thúy

Thứ 6, 17/03/2017 11:20

Hai 'bảo mẫu' bạo hành trẻ trong bữa ăn ở quận Gò Vấp, TP.HCM có thể phải chịu trách nhiệm hình sự?

image

Mới đây, vụ việc 2 "bảo mẫu" của cơ sở giữ trẻ tự phát ở quận Gò Vấp có hành vi liên tục bạo hành các bé trong giờ ăn. Trong đó, có bé trai khoảng một tuổi bị “bảo mẫu” đè ngửa, kẹp đầu vào nách và tống thức ăn vào miệng. Khi thức ăn trào ra ngoài, bà này đánh bé và bắt bé ăn tiếp trong khi bé liên tục vùng vẫy và khóc lóc rất tội nghiệp.

Chưa hết, “bảo mẫu” còn lại thì ấn những thìa cháo vào mồm trẻ khiến trẻ bị hất ngược ra sau. Đứa bé khoảng dưới 2 tuổi run rẩy, liên tục ọc thức ăn và bị "bảo mẫu" thẳng tay đánh vào đầu một cách không thương tiếc.

Góc nhìn luật gia - Phải xử lý những 'bảo mẫu' bạo hành trẻ ở Gò Vấp ra sao?

  "Bảo mẫu" bạo hành trẻ em.

Luật sư Nguyễn Bá Ngà – công ty Luật Việt Phương cho biết: Theo quy định tại Điều 7, Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 quy định các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm: "...6. Hành hạ, ngược đãi, làm nhục, chiếm đoạt, bắt cóc, mua bán, đánh tráo trẻ em; lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi; xúi giục trẻ em thù ghét cha mẹ, người giám hộ hoặc xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của người khác; … 9. Áp dụng những biện pháp có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm hoặc dùng nhục hình đối với trẻ em vi phạm pháp luật…”.

Khoản 9 quy định về cấm áp dụng những biện pháp có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm hoặc dùng nhục hình đối với trẻ em. Đây là quy định cấm hành vi của những cơ quan có thẩm quyền trong quá trình giải quyết hành vi vi phạm của trẻ em.

Trong trường hợp hai "bảo mẫu" nhóm trẻ thuộc phường 17, quận Gò Vấp có hành vi đánh đập dẫn đến hậu quả gây thương tích cho các cháu bé thì tùy trường hợp, hành vi này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 104, BLHS sửa đổi, bổ sung 2009.

Khi chứng minh được hành vi trên có đủ các dấu hiệu để cấu thành tội phạm thì cơ quan có thẩm quyền sẽ khởi tố vụ án, khởi tố bị can để xử lý hành vi trên.

Để bảo vệ đối tượng là trẻ em, tại Điều 110, BLHS cũng quy định cụ thể về tội Hành hạ người khác như sau:

“1. Người nào đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:

   a) Đối với người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật;

  b) Đối với nhiều người”.

Nếu hành vi xâm phạm thân thể, đánh đập của 2 "bảo mẫu" không đủ dấu hiệu để cấu thành tội phạm (thương tích dưới 11% và không có các tình tiết tăng năng định khung) thì hành vi trên có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm e, khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/ NĐ- CP:

“3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: ...e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác".

Để bảo vệ nhóm đối tượng là trẻ em trước những hành vi bạo hành của các cô giáo, luật sư Ngà đã dẫn chiếu rất nhiều quy định pháp luật. Tuy nhiên, cũng theo luật sư Ngà, hai bảo mẫu trong vụ việc này mới bị triệu tập lên cơ quan công an để lấy lời khai. Chưa có kết luận chính thức về hành vi của 2 "bảo mẫu" cũng như giám định thương tích của các cháu bé, do vậy chưa thể quy chụp hành vi của hai bảo mẫu phạm tội gì.

Luật sư Ngà cũng có lưu ý thêm, mọi công dân khi phát hiện những sự việc tương tự đều có quyền tố giác hành vi trên tới bất cứ cơ quan có thẩm quyền nào nơi sự việc xảy ra để kịp thời thụ lý và xử lý hành vi trên tránh những hậu quả không mong muốn.

Yến Nhi

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.