Phát phiếu thăm dò cán bộ tham nhũng: Có thực hiện được?

Phát phiếu thăm dò cán bộ tham nhũng: Có thực hiện được?

Đỗ Thị Thơm

Đỗ Thị Thơm

Thứ 4, 08/11/2017 17:08

“Vấn đề là chúng ta có muốn thực hiện phát phiếu thăm dò cán bộ tham nhũng hay không. Bởi vì thực tiễn và pháp luật có độ vênh. Pháp luật bao giờ cũng đi sau xã hội”, ĐB Sùng Thìn Cò nhấn mạnh.

Bên hành lang QH, ĐB Sùng Thìn Cò (ĐBQH đoàn Hà Giang) đã dành cho PV báo Người Đưa Tin những chia sẻ cụ thể hơn của ông về đề xuất táo bạo “phát phiếu thăm dò cán bộ tham nhũng”.

Xã hội - Phát phiếu thăm dò cán bộ tham nhũng: Có thực hiện được?

ĐB Sùng Thìn Cò: "Vấn đề là chúng ta có muốn phát phiếu thăm dò cán bộ tham nhũng". Ảnh: Quochoi.vn.

ĐB Sùng Thìn Cò cho rằng: “Chúng ta có thể lấy phiếu thăm dò cán bộ tham nhũng ở mức độ cơ quan, cán bộ ở huyện, ở tỉnh với các vị trí tương ứng. Lãnh đạo các cấp, các ngành nhạy cảm, dễ xảy ra tham nhũng, các phòng tổ chức ở các sở ngành”.

Vị đại biểu này nhấn mạnh: “Khi chúng ta khai báo tài sản ít nhất chúng ta phải khai báo 3 đời, công khai treo ở những nơi công chúng có thể nhìn thấy, dân mới giám sát được. Người ta có biết ông có cái gì đâu, con cái ông có cái gì, làm sao họ biết nếu anh không công khai. Nên chúng ta phải công khai nhất là các đợt chuẩn bị bầu cử, chuẩn bị đại hội, tài sản cứ giấu giếm sợ người ta biết. Như thế chúng ta không minh bạch. Chúng ta làm cái phiếu thăm dò cán bộ công chức hoặc nhân dân xem ông nào có chứng nhận tham nhũng nhiều nhất thì cho nghỉ đi”.

Chia sẻ với PV báo Người Đưa Tin, ĐB Hoàng Văn Hùng, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên cho rằng: “Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) là dự án dư luận được đặc biệt quan tâm. Mục tiêu của luật phải đi vào cuộc sống tránh bệnh hình thức. ĐBQH và cử tri kỳ vọng luật phải sâu sát hơn, chia sẻ được nhiều khung pháp lý hơn để quản lý tốt hơn vấn đề kê khai tài sản. Về ý kiến cho rằng nên phát phiếu thăm dò tín nhiệm tham nhũng, công khai ở chi bộ, cơ quan…Tuy nhiên việc kê khai, kiểm soát tài sản phải có hành lang pháp lý. Đánh giá bất kỳ việc nào, con người nào đều phải có tiêu chí trên cơ sở pháp luật chứ không thể đánh giá cảm quan, ý chí chủ quan được”.

Phản hồi ý kiến cho rằng đề xuất "thăm dò tham nhũng" hay nhưng không có hành lang pháp lý, khó khả thi, "tác giả" Sùng Thìn Cò nêu quan điểm: “Theo tôi, không phải là không có cơ sở hành lang pháp lý. Vấn đề là chúng ta có làm hay không. Bởi vì thực tiễn và pháp luật, pháp luật bao giờ cũng đi sau xã hội. Pháp luật không thể quy phạm hết những phát sinh trong thực tế. Vấn đề là nếu muốn làm chúng ta sẽ tạo ra cơ chế, chế tài để xử lý việc này”.

Đỗ Thơm 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.