Phát triển "vũ khí cấm", Mỹ muốn biến châu Âu thành "chảo lửa" đối đầu Nga-Trung?

Phát triển "vũ khí cấm", Mỹ muốn biến châu Âu thành "chảo lửa" đối đầu Nga-Trung?

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 4, 20/03/2019 12:15

Với việc cố tình phát triển tên lửa mới bị cấm trong INF, Mỹ cho thấy ý định không muốn tái đàm phán mà đối đầu thẳng với Nga và Trung Quốc.

Tiêu điểm - Phát triển 'vũ khí cấm', Mỹ muốn biến châu Âu thành 'chảo lửa' đối đầu Nga-Trung?

Mỹ phát triển tên lửa bị cấm bởi INF sẽ khuấy động căng thẳng.

Các cuộc thử nghiệm tên lửa bị cấm trong Hiệp ước INF của Lầu Năm Góc đã cho thấy Mỹ dường như không hề có ý định thực sự đàm phán lại với Nga hay bất kỳ bên thứ ba nào khác, nhà phân tích an ninh và quốc tế Mark Sleboda nhận định trên Sputnik, nói thêm rằng điều này sẽ chỉ khiến cho Nga và Trung Quốc hợp tác quốc phòng chặt chẽ hơn.

Tên lửa hành trình phóng từ mặt đất mới của Lầu Năm Góc với tầm bắn tiềm năng khoảng 1.000 km, trước đây đã bị cấm theo Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), có thể sẵn sàng triển khai trong vòng 18 tháng sau khi được thử nghiệm vào tháng 8/2019, các quan chức quốc phòng Mỹ nói với truyền thông hôm 13/3.

Theo các quan chức Lầu Năm Góc, họ sẽ mất khoảng 5 năm nữa để triển khai thêm một vũ khí bị cấm khác trong INF - một tên lửa đạn đạo có tầm bắn khoảng 3.000 đến 4.000 km - có khả năng sẽ được thử nghiệm vào tháng 11 này.

Dẫn tuyên bố của bộ Quốc phòng Mỹ, hãng thông tấn AP tuần trước cho biết, các đồng minh của Mỹ ở châu Âu và châu Á "chưa hề được hỏi ý kiến ​​về việc triển khai tên lửa mới trên lãnh thổ của họ", thêm rằng tên lửa đạn đạo tầm trung mới (IRBM) của Mỹ có thể được triển khai trên đảo Guam để nhắm mục tiêu vào cả Trung Quốc và Nga.

Mỹ không có ý định thực sự tái đàm phán Hiệp ước INF?

Nói với Sputnik, chuyên gia phân tích Mark Sleboda đã phản đối quyết định của Mỹ, cho rằng bằng cách đình chỉ thỏa thuận INF, chính quyền Donald Trump đã ném các đồng minh ở nước ngoài vào vòng nguy hiểm.

Hiệp ước INF đã bị Mỹ đình chỉ trên danh nghĩa cho đến tháng 8/2019, theo tối hậu thư do Ngoại trưởng Mike Pompeo đưa ra cho Nga vào ngày 1/2. Tuy nhiên, đánh giá từ các hoạt động của Lầu Năm Góc, rõ ràng Washington "không có ý định thực sự hoặc nghiêm túc để đàm phán lại một Hiệp ước INF mới với Nga hoặc các quốc gia khác", nhà phân tích an ninh nhấn mạnh.

“Chỉ một tháng sau khi rút khỏi Hiệp ước INF, Mỹ đã thừa nhận bắt đầu thử nghiệm tên lửa hành trình trên đất liền và dự kiến ​​sẽ triển khai trong vòng 18 tháng. Thậm chí họ còn có kế hoạch cho một loại tên lửa đạn đạo đặc biệt muốn triển khai ở đảo Guam. Điều này đang gửi một tín hiệu rõ ràng không chỉ cho Moscow mà cả thế giới rằng, Mỹ từ lâu đã lên kế hoạch rút khỏi hiệp ước INF cho mục đích cụ thể là sản xuất vũ khí phục vụ cho quân sự và địa chính trị. Đó là những mục đích không liên quan gì đến Nga hay cái cớ được cho là vi phạm của Nga", chuyên gia Sleboda nói với Sputnik.

Châu Âu có thực sự muốn tên lửa mới của Mỹ?

Tiêu điểm - Phát triển 'vũ khí cấm', Mỹ muốn biến châu Âu thành 'chảo lửa' đối đầu Nga-Trung? (Hình 2).

Nhiều quốc gia châu Âu sẽ không muốn tên lửa Mỹ làm Chiến tranh Lạnh trở lại.

Theo nhà phân tích an ninh, "Mỹ đang leo thang căng thẳng với cả Nga và Trung Quốc vì coi hai nước là mối đe dọa địa chính trị rõ ràng đối với việc theo đuổi chính sách quân sự và ngoại giao toàn cầu".

"Các nhà hoạch định chiến lược và các chuyên gia địa chính trị của Mỹ tin rằng xung đột với Trung Quốc ở Biển Đông là không thể tránh khỏi trong nỗ lực của Mỹ nhằm ngăn chặn và chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc ở Thái Bình Dương. Mỹ đang phát triển những tên lửa đặc biệt để sử dụng trong khu vực đó", Sleboda nêu quan điểm.

Trong khi đó, ở phía bên kia lục địa Á-Âu, "không có gì chắc chắn rằng các quốc gia châu Âu sẽ muốn các tên lửa đất đối không tầm trung được triển khai trên lãnh thổ của họ, bởi vì điều đó sẽ khiến các nước trở thành mục tiêu đối ứng của Nga, nhưng Mỹ chắc chắn sẽ bắt đầu gây áp lực buộc họ phải làm như vậy", nhà phân tích nói thêm.

Ông dự đoán rằng các quốc gia Đông Âu như Ba Lan và Rumani "có khả năng quan tâm nhất" đến các tên lửa mới của Mỹ.

"Điều này có thể dẫn đến những căng thẳng chính trị trong EU, khi các quốc gia Tây Âu muốn tìm cách ngăn chặn sự căng thẳng của Chiến tranh Lạnh quay trở lại – thứ đã được hiệp ước INF loại bỏ”, Sleboda nói.

Hậu quả không lường trước của việc xóa bỏ INF

Các vũ khí theo sau quá trình rút khỏi INF của Washington sẽ không chỉ là gây leo thang chạy đua vũ trang mà còn tác động đến mối quan hệ quốc phòng giữa Nga và Trung Quốc. "Nó đang đẩy Nga và Trung Quốc gần gũi nhau hơn cả về mặt địa chính trị để chia sẻ nhu cầu an ninh chung”, chuyên gia Sleboda nhận xét.

"Đó chắc chắn không phải là một bước đi thông minh và Mỹ biết điều đó", ông lưu ý. "Liên kết Trung-Nga là nỗi sợ hãi lớn nhất của các chuyên gia địa chính trị Mỹ và về mặt lý thuyết nó có khả năng thách thức quyền lực của Mỹ trên toàn cầu".

Tuy nhiên, "Mỹ vẫn không từ bỏ theo đuổi quyền bá chủ quân sự toàn cầu cũng như cố gắng chia rẽ địa chính trị hai quốc gia nói trên thay vì thỏa hiệp và nhượng bộ và gần gũi hơn với một trong số họ", Sleboda nhấn mạnh.

“Với việc Mỹ dường như không sẵn sàng xem xét các lựa chọn tích cực, chúng ta có thể sẽ thấy căng thẳng giữa các siêu cường leo thang và một cuộc chạy đua vũ trang sẽ tiếp tục trong tương lai gần", nhà phân tích quốc tế và an ninh dự đoán.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.