Phía sau 'Quả tim lửa' và những báu vật quý trên đỉnh Ngũ Hành Sơn

Phía sau 'Quả tim lửa' và những báu vật quý trên đỉnh Ngũ Hành Sơn

Thứ 5, 17/11/2016 16:30

Trên chùa Tam Thai (quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng) còn nhiều bảo vật có lịch sử hàng trăm năm, tương truyền do chính vua Minh Mạng tự tay đề bút để lưu lại trên chùa.

Vượt qua 156 bậc tam cấp bằng đá trên ngọn Thủy Sơn (thuộc khu du lịch thắng cảnh Ngũ Hành Sơn, quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng), khách du lịch bước vào chùa Tam Thai, một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất tại Đà Nẵng.
 
Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn – Non Nước là danh lam thắng cảnh nổi tiếng với những truyền thuyết lịch sử và điển tích Phật giáo, nơi lưu giữ những di vật, cổ vật từ thế kỷ XV - XIX.

Các văn bia cổ và các ký tự với những đường nét tỉ mỉ, công phu, có tính nghệ thuật cao, bên cạnh có những dòng chữ nhỏ ghi lại niên đại của các thời vua trị vì, ghi đậm dấu ấn thời gian, tồn tại trong lòng một di tích qua bao thế kỷ.

Dân sinh - Phía sau 'Quả tim lửa' và những báu vật quý  trên đỉnh Ngũ Hành Sơn

 "Quả tim lửa" được đặt trang trọng trong chùa Tam Thai với bút tích tương truyền của vua Minh Mạng để lại

 
Khi bước vào chùa, người Đà Nẵng và khách du lịch gần xa có thể tận mắt xem qua “Quả tim lửa” nay đã có gần 200 năm lịch sử. Tích xưa truyền lại, một lần chúa Nguyễn Ánh (vua Gia Long của triều Nguyễn sau này) thất trận chạy ra biển gặp một hòn đảo, nguyện được nước ngọt thì sẽ tạ ơn Trời Phật.
 
Nước ngọt tuôn ra, giúp chúa thoát chết, rồi tìm vào đất liền bắt gặp giữa cảnh núi non u tịch và một thiền sư đang thuyết giảng trong động. Chúa Nguyễn Ánh phát nguyện, nếu thắng nhà Tây Sơn sẽ về lập cảnh chùa. Về sau, khi phục quốc xong, vua Gia Long mải lo việc triều chính nên di ngôn cho vua Minh Mạng lo hoàn thành đại nguyện.
 
Dân sinh - Phía sau 'Quả tim lửa' và những báu vật quý  trên đỉnh Ngũ Hành Sơn (Hình 2).

 Cây bàng Đực trước lối vào chùa Tam Thai tương truyền cũng được nhà vua trồng tại chùa

 
Vào năm Minh Mạng thứ sáu (1825), vua cho xây dựng lại chùa Tam Thai, sức cho quan dân đưa vật liệu lên xây chùa, biến cảnh hoang vu thành nơi phát triển đạo Phật ngay tại khu danh thắng Ngũ Hành Sơn - Non Nước. 

Khi hoàn nguyện, khánh thành chùa, vua Minh Mạng ban một tấm biển ghi: "Ngự chế Tam Thai tự, Minh Mạng lục niên phụng tạo". (Tạm dịch: Ngự chế chùa Tam Thai, lập năm Minh Mạng thứ sáu).

Kèm theo đó vua Minh Mạng để lại trong chùa "Quả tim lửa" bằng đồng. Mặt trước ghi: "Ngã Như Lai dĩ pháp vương ngự thế, hoằng tế nhân thiên biến hiện thập phương hư không thường trú, tác thập đại công đức nhi viêm phương độc hậu yên".
 
(Tạm dịch: "Đức Như Lai của ta đã cai quản thế gian này bằng pháp môn vô thượng, rộng lòng tế độ cho trời người, thoắt ẩn thoắt hiện khắp mười phương hư không thường trú, tạo ra mười công đức lớn mà không chỉ riêng nước Nam ta chịu ân huệ sâu dày này").
 
Dân sinh - Phía sau 'Quả tim lửa' và những báu vật quý  trên đỉnh Ngũ Hành Sơn (Hình 3).

 Trụ biểu lối lên chùa Tam Thai được ban quản lý nỗ lực phục dựng sau nhiều năm bị hư hỏng, xuống cấp

 
Theo lời giới thiệu của ông Lê Ngọc Nhất (Phó ban quản lý khu du lịch thắng cảnh Ngũ Hành Sơn), tại chùa Tam Thai còn nhiều dấu tích của vua chúa triều Nguyễn để lại. "Không chỉ "Quả tim lửa" do tương truyền do chính vua Minh Mạng ngự bút.
 
Ngay cổng vào chùa Tam Thai là cặp cây bàng Đực - Cái tương truyền do vị vua này tự tay trồng. Bên trái khuôn viên chùa, là khu vực hành cung riêng, để vua Minh Mạng ở lại trên chùa khi tuần giá vào đây", ông Nhất nói. 
 
Trên ngọn Thủy Sơn, còn có hai địa điểm ở tầm cao để nhìn sông và nhìn biển. Điểm phía Tây nhìn sông gọi là Vọng Giang Đài, điểm phía Đông nhìn biển gọi là Vọng Hải Đài.

Tại hai vị trí này, vua Minh Mạng đã cho đặt hai tấm bia bằng chất liệu đá sa thạch, có kích cỡ bằng nhau (1m x 2m), ở giữa lòng bia có 3 chữ Vọng Giang Đài (Đài ngắm sông) và tấm kia là Vọng Hải Đài (Đài ngắm biển), bên dưới lòng bia, phía trái có một dòng chữ nhỏ, ghi niên đại lập bia: “Minh Mạng thập bát niên” (nghĩa là năm Minh Mạng thứ 18; 1837).

Dân sinh - Phía sau 'Quả tim lửa' và những báu vật quý  trên đỉnh Ngũ Hành Sơn (Hình 4).

 Vọng Hải Đài (Đài ngắm biển) được vua Minh Mạng làm năm 1837

Còn vào động tại động Hoa Nghiêm trên ngọn Thủy Sơn, du khách nhìn thấy tấm bia "Phổ Đà Sơn Linh Trung Phật" có kích cỡ 59 cm x 96 cm, được Thiền sư Huệ Đạo Minh lập năm Canh Thìn (1640). 

Theo bản dịch của Giáo sư Lê Trí Viễn, văn bia này ghi lại danh sách 53 tín hữu đã phụng cúng hàng ngàn quan tiền, hàng chục lạng bạc nén và hàng trăm cân đồng để xây dựng chùa Bình An trên ngọn Thủy Sơn (trước kia có tên là Phổ Đà Sơn).

Những người hiến cúng, ngoài người Việt ở Đà Nẵng, Hội An còn có người Trung Hoa, các thương nhân Nhật Bản lập dinh sinh sống tại Hội An. Văn bia được xem là một trong những bia ký cổ nhất và có giá trị lịch sử, văn hóa trên vùng đất Ngũ Hành Sơn.

Dân sinh - Phía sau 'Quả tim lửa' và những báu vật quý  trên đỉnh Ngũ Hành Sơn (Hình 5).

 Bia cổ "Phổ Đà Sơn Linh Trung Phật" được người Minh Hương, người Nhật hiến cúng làm từ năm 1640

 
Qua năm tháng lịch sử và bụi mờ thời gian cũng như chiến tranh, nhiều di tích lịch sử trên khu danh thắng du lịch Ngũ Hành Sơn bị hư hỏng không phải là ít.
 
Chia sẻ với Báo điện tử Người Đưa Tin, ông Lê Quang Tươi (Trưởng ban quản lý khu danh thắng du lịch Ngũ Hành Sơn) kể tiếp: "Vừa giữ gìn, bảo tồn những bảo vật quý giá trên luôn là trăn trở của lãnh đạo và cán bộ khu danh thắng. Ví dụ, trụ biểu lên chùa Tam Thái là công trình kiến trúc cổ bị ngã đổ không biết từ lúc nào. Trụ biểu thế nào, hình dáng ra sao thì những vị sư cao niên, bô lão sống dưới chân núi đều không nhớ rõ".
  
Dân sinh - Phía sau 'Quả tim lửa' và những báu vật quý  trên đỉnh Ngũ Hành Sơn

 Bức ảnh do người Pháp ghi lại năm 1857 ghi lại trụ biểu vào chùa Hang giúp ban quản lý phục dựng thành công một công trình tưởng như đã mất

 
"Băn khoăn trước một công trình bị hư hỏng nặng, cũng mong muốn phục dựng lại trụ biểu, chúng tôi khảo cứu tất cả tài liệu về khu danh thắng Ngũ Hành Sơn - Non Nước. Mãi đến năm 2013, chúng tôi mới phát hiện hình ảnh trụ biểu được chụp lại trong bức ảnh "Đường vào chùa Hang - Ngũ Hành Sơn" do người Pháp chụp lại năm 1857, được in trong tập ảnh: "Đà Nẵng xưa và nay" do Nhà xuất bản Đà Nẵng xuất bản năm 1998", ông Lê Quang Tươi nói tiếp.

Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch TP. Đà Nẵng và Trung tâm quản lý di sản văn hóa Đà Nẵng đã đồng ý việc phục dựng trụ biểu, nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị của di tích tôn vinh cho cảnh quan khu vực.

Trong quá trình phục dựng, một số trụ đã bị hư hỏng, vỡ nhiều đoạn. Việc làm này xuất phát từ ý nguyện của cơ quan quản lý nhằm phục dựng lại một công trình di tích, trả lại cảnh quan cho khu danh thắng. Tuy nhiên, trong quá trình phục chế theo bản vẽ, những người thợ thi công lúc bấy giờ cho rằng nên mài nhẵn mặt bằng của trụ cho đẹp. Việc mài nhẵn đó đã vô tình làm mất đi dấu tích trụ đá cũ của người Chăm (đế trụ vẫn còn nguyên trạng).

Dân sinh - Phía sau 'Quả tim lửa' và những báu vật quý  trên đỉnh Ngũ Hành Sơn (Hình 7).

 Trưởng ban quản lý Lê Quang Tươi giới thiệu những bức ảnh vô giá mà người Pháp chụp lại về khu danh thắng Ngũ Hành Sơn - Non Nước

 
Dân sinh - Phía sau 'Quả tim lửa' và những báu vật quý  trên đỉnh Ngũ Hành Sơn (Hình 8).

 Các di tích được bảo tồn nguyên vẹn qua thời gian và giúp du khách gần xa hiểu hơn lịch sử hình thành của TP. Đà Nẵng

 
Hay khu vực Động Âm Phủ nằm dưới chân ngọn Thủy Sơn, vốn bị sụp đổ ngổn ngang do chiến tranh và người dân vào hàng khai thác đá sau năm 1975. Mãi đến năm 2004, UBND quận Ngũ Hành Sơn mới phục hồi các hạng mục trong động.
 
Hai bia "Anh Linh Đài" và "Năm dũng si Ngũ hành" để tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh tại đây. Các hạng mục xây dựng trong động Âm Phủ khác cũng dựa theo tích Phật giáo nhằm mô phỏng truyền thuyết về quy luật nhân - quả trong cuộc sống.
 
Chia sẻ khi ghé thăm khu danh thắng, chị Chu Lan Anh (28 tuổi, Quảng Bình) nói: "Những hình ảnh và tên gọi trong động Âm Phủ đều bắt nguồn tín ngưỡng Phật giáo. Qua mỗi câu chuyện, du khách tự rút cho mình một bài học làm người. Ngắm nhìn thắng cảnh trên đỉnh Ngũ Hành Sơn, khiến lòng du khách thanh thản, nhẹ nhõm lạ lùng. Ban quản lý cũng khéo léo bố trí tượng, hệ thống điện, âm thanh không làm mất đi vẻ nguyên trạng, ban đầu của nơi đây".
 
Dưới đây là hình ảnh về những báu vật vô giá mà khu danh thắng Ngũ Hành Sơn có được:
 
Dân sinh - Phía sau 'Quả tim lửa' và những báu vật quý  trên đỉnh Ngũ Hành Sơn (Hình 9).

 Thủ thủ Pháp thăm bên trong động Huyền Không ở Ngũ Hành Sơn năm 1831

Dân sinh - Phía sau 'Quả tim lửa' và những báu vật quý  trên đỉnh Ngũ Hành Sơn (Hình 10).

 Bên trong và bên ngoài động Huyền Không trong bản khắc của Taylor trong tạp chí "Le Tour de Monde"

Dân sinh - Phía sau 'Quả tim lửa' và những báu vật quý  trên đỉnh Ngũ Hành Sơn (Hình 11).

 Bụi mờ thời gian khiến trụ biểu người Chăm dựng trước lối lên chùa Tam Thai chỉ còn giữ được phần đế trụ là nguyên vẹn 

Dân sinh - Phía sau 'Quả tim lửa' và những báu vật quý  trên đỉnh Ngũ Hành Sơn (Hình 12).

 Cây bàng Cái do vua Ming Mạng trồng ở chùa Tam Thai có hai nhanh phân rõ, trong khi bàng Đực lại có những cục ụ to nổi gần dưới gốc

Dân sinh - Phía sau 'Quả tim lửa' và những báu vật quý  trên đỉnh Ngũ Hành Sơn (Hình 8).

 Môn leo núi mới xuất hiện cũng thu khu du khách khi ghé thăm khu danh thắng Ngũ Hành Sơn

Dân sinh - Phía sau 'Quả tim lửa' và những báu vật quý  trên đỉnh Ngũ Hành Sơn (Hình 14).

 Biển Đà Nẵng tuyệt đẹp khi ngắm từ Vọng Hải Đài được vua Minh Mạng lập vào năm 1837

 
Nguyễn Tuấn 
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.