Philippines bỏ 10 triệu USD để sắm tàu chiến

Thứ 6, 28/12/2012 00:03

Philippines đã chính thức mua tàu chiến lớn nhất từ trước tới này để bảo vệ lợi ích quốc gia của họ ở Biển Đông. Chiếc tàu chiến này mang tên BRP Gregorio del Pilar sẽ bắt đầu hành trình kéo dài ba tuần từ California, Mỹ, tới Philippines vào ngày 18/7.

Được biết, con tàu Del Pilar dài 115 m từng là một tàu tuần tra của Lực lượng giám sát bờ biển Mỹ. Tàu Del Pilar được trang bị hai tuabin 1.800 mã lực có thể đạt tới tốc độ 52 km/giờ.

Ảnh mang tính minh họa

Tàu chạy bằng động cơ diesel kết hợp với tuabin gas và có một bãi đáp trực thăng, và nhiều phương tiện khác để hỗ trợ hoạt động của trực thăng. Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Philippines Eduardo Oban Jr. cho biết phí chuyển giao con tàu là khoảng 10 triệu USD.

Theo hải quân Phillipines, con tàu sẽ được sử dụng để bảo vệ lợi ích quốc gia của họ tại Biển Đông, đặc biệt tại vùng nước gần với các đảo tranh chấp. Omar Tonsay, Trưởng bộ phận đối ngoại của hải quân Philippines cho biết, con tàu này sẽ "được sử dụng vào với nhiều mục đích như tuần tra bảo vệ an ninh hàng hải, tìm kiếm và giải cứu. Hơn hết, nó sẽ được triển khai để bảo vệ các vùng lãnh hải".

Cũng trong ngày 17/7, hãng tin Philippines ABS-CBN cho biết, quân đội nước này sẽ tiếp tục duy trì sự hiện diện ở Biển Đông.

Tham mưu trưởng Eduardo Oban Jr. Oban nói rằng, quân đội Philippines đang nâng cấp khả năng bảo vệ các nguồn lực trên biển của quốc gia, đảm bảo vùng đặc quyền kinh tế và thực thi “các pháp luật thích hợp về môi trường”.

Trước đó vào ngày 4/7, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin cho hay: "Chúng tôi đang hy vọng có những khí tài hiện đại, như máy bay tuần tra và tàu chiến có tầm hoạt động rộng, nhờ đó chúng tôi có thể bảo vệ chủ quyền của mình".

Minh Khuê

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.