Khi nhà báo "vào sinh ra tử"
Không có phương tiện bảo vệ, luôn phải đương đầu với hiểm nguy, sống trong cảnh mưa bom bão đạn, nguy cơ mất mạng bất kỳ lúc nào… Đó là những từ ngữ để miêu tả về những phóng viên chiến trường, loại hình báo chí nguy hiểm nhất nhưng cũng được coi là danh giá nhất trong nghề báo.
Nói tới đây, không thể không nhắc tới Francesca Borri, một nữ nhà báo tự do người Italy đã từng làm việc ở Syria. Cô từng rất nổi tiếng vào thời điểm những năm 2013 với bài viết trên tờ Columbia Journalism Review kể lại quá trình tác nghiệp khiến cô mắc kẹt tại chiến trường Syria.
Mô tả về sự khốc liệt của chiến tranh, cô nhớ lại: “Lần đầu tiên tác nghiệp ở chiến trường, tôi gần như không thể chấp nhận thực tế về sự xuất hiện của những lưỡi lê tưởng như chỉ có trong các cuốn sách lịch sử. Giữa thời đại của tác chiến công nghệ cao và máy bay không người lái, người ta lại đang chiến đấu, tranh giành từng mét đất, trên từng con phố. Thực tế ấy rất đáng sợ”.
Đánh đổi cả sinh mạng
“Chúng tôi đánh đổi mạng sống của bản thân để lên tiếng cho những người không thể cất tiếng nói. Chúng tôi đã chứng kiến những cảnh tượng mà hầu như không ai thấy bao giờ. Chúng tôi là nhân vật chính của những câu chuyện trên bàn ăn, là khách quý mà chủ nhà nào cũng muốn mời tới”, nữ nhà báo chia sẻ về nghề nghiệp.
“Hai năm trôi qua, các độc giả gần như chẳng nhớ Damascus ở đâu. Một cách bản năng, cả thế giới nghĩ về Syria như “một bãi chiến trường”, bởi họ chẳng hiểu gì về Syria”, Francesca Borri viết.
Nhưng cuối cùng, sau tất cả những cảm xúc đó, dù những nỗ lực của bản thân có thể không được đối xử một cách xứng đáng nhưng nữ nhà báo Borri vẫn quyết tâm không bỏ cuộc, bởi cô là một nhà báo chiến trường, dám đương đầu để tìm và nói ra sự thật.
Xem thêm: Ngoại trưởng Đức khuyên TT Mỹ nên 'sửa lỗi' trong quan hệ với Nga
Danh Tuyên