Hơn một tuần trước, một số tờ báo đưa tin Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã có quyết định khởi tố ông Trần Xuân Giá để điều tra về hành vi cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ngay sau đó (ngày 21/9) khi trả lời phỏng vấn một số phóng viên, ông Giá bác bỏ tin bị khởi tố: “Tôi khẳng định hoàn toàn chưa nhận quyết định và chưa có ai nói về thông tin đó cả”.
Đến ngày 27/9, các báo đồng loạt đưa tin Cơ quan CSĐT - Bộ Công an đã chính thức thông báo về việc khởi tố một số nguyên lãnh đạo ngân hàng ACB về tội "Cố ý làm trái", trong đó có việc khởi tố ông Giá . Vấn đề pháp lý đặt ra là: Quyết định khởi tố bị can có hiệu lực từ thời điểm nào? Xác định hiệu lực quyết định khởi tố bị can rất quan trọng vì nó còn liên quan đến nhiều thủ tục tố tụng khác.
Hiện có nhiều ý kiến khác nhau trong nhận thức và áp dụng một số quy định của Bộ Luật TTHS, cần phải được sửa đổi ,bổ sung.Có quan điểm cho rằng, quyết định khởi tố bị can có hiệu lực ngay sau khi ngay sau khi tống đạt cho bị can, ngược lại có quan điểm cho rằng quyết định khởi tố bị can chỉ có hiệu lực khi có quyết định phê chuẩn của VKS cùng cấp theo quy định tại Điều 126 Bộ luật TTHS.
Điều 131 Bộ Luật TTHS quy định: "Việc hỏi cung bị can phải do điều tra viên tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can..” Cho đến nay chưa có văn bản nào giải thích việc Điều tra viên tiến hành hỏi cung ngay là trong khoảng thời gian bao lâu:12 giờ hay 24 giờ hay lâu hơn ? Thực tiễn cho thấy, có việc điều tra viên hỏi cung chậm so với quy định.Thậm chí có trường hợp điều tra viên không tiến hành lấy lời khai của bị can sau khi có quyết định khởi tố,với những lý do khác nhau. Trong đó có lý do thận trọng chờ cho đến khi nào quyết định khởi tố được Viện kiểm sát phê chuẩn thì mới tiến hành tống đạt quyết định khởi tố, tiến hành hỏi cung? Cách làm này có vi phạm nghiêm trọng thủ tục TTHS?
Theo khoản 4 Điều 126 BLTTHS trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can và gửi ngay cho Cơ quan điều tra.
Xung quanh thông tin báo chí về việc khởi tố bị can đối với ông Trần Xuân Giá cho thấy trước ngày 27/9/2012, ông Giá chưa được tống đạt quyết định khởi tố , chưa bị hỏi cung. Thông tin báo chí cũng không nêu rõ ngày Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố và tống đạt, và cũng chưa rõ VKSND tối cao phê chuẩn quyết định khởi tố hay chưa?
Thực tiễn thi hành pháp luật cho thấy, có nhiều vụ án các cơ quan tiến hành tố tụng không áp dụng đúng khoản 4 Điều 126 BLTTHS. Có nhiều vụ án phức tạp, khó khăn khi xem xét để quyết định có hay không phê chuẩn quyết định khởi tố,khi thấy chưa đủ chứng cứ vững chắc để phê chuẩn, đồng thời cũng chưa đủ chứng cứ vững chắc để hủy bỏ quyết định khởi tố. Trong khi đó, luật không quy định việc gia hạn phê chuẩn, không quy định việc Viện kiểm sát yêu cầu điều tra bổ sung cung cấp thêm tài liệu chứng cứ để Viện kiểm sát xem xét quyết định việc phê chuẩn hay hủy bỏ quyết định khởi tố bị can.
Nếu phê chuẩn “non, yếu chứng cứ“ có nguy cơ dẫn đến oan sai, mà hủy bỏ ngay thì cũng dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm. Gặp những trường hợp này, hầu như Viện kiểm sát thường dùng công văn trao đổi với cơ quan điều tra để yêu cầu điều tra, xác minh bổ sung. Nếu sau khi kiểm tra, xác minh mà có những tài liệu chứng cứ chứng minh, kiểm tra thêm được làm khẩn trương trong thời hạn Viện kiểm sát phê , nhưng thực tế có nhiều vụ , việc xác minh phải làm trong một thời gian lâu hơn (có thể là bảy ngày, ba mươi ngày thậm chí quá thời hạn điều tra vụ án...) điều này vô hình trung đã vô hiệu hóa các điều luật về thời hạn trong tố tụng hình sự ?
Vụ án Rusalka ngày nào tại tỉnh Khánh Hòa là một minh chứng: Ngày 9 /8 2006, Cơ quan CSĐT khởi tố bị can đối với bà Ng. Th . H , phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa về tội “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng". Quyết định này được các báo thông tin, như thông tin khởi tố ông Trần Xuân Giá. Qua thông tin báo chí, bà H . mới biết để thực hiện việc khiếu nại quyết định khởi tố này. Trong thời gian bị khởi tố nhưng chưa nhận quyết định, bà H vẫn đảm nhận chức vụ phó chủ tịch .
Sau khi nhận quyết định khởi tố và tài liệu liên quan VKSND tối cao nhận thấy chưa đủ căn cứ xem xét phê chuẩn hay hủy bỏ quyết định khởi tố. Do đó, Viện đã yêu cầu Cơ quan điều tra xác minh làm rõ.
Sau 2 tháng, Cơ quan điều tra vẫn không là rõ được căn cứ buộc tội theo yêu cầu điều tra của Viện kiểm sát. Ngày 12 /10/ 2006, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã có quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can đối với bà H, yêu cầu Cơ quan CSĐT đình chỉ mọi hoạt động điều tra đối với bà H.
Vấn đề đặt ra trong khoảng thời gian chờ VKS phê chuẩn,quyết định khởi tố bị can có hiệu lực như thế nào, hiện vẫn còn nhiều ý kiến tranh luận.
Quan điểm thứ nhất xác định: Quyết định khởi tố bị can chưa được VKS phê chuẩn, chưa tống đạt nên chưa có hiệu lực. Sau đó, quyết định này đã bị VKS hủy bỏ, nên người bị khởi tố như bà H không được xác định là bị can một ngày nào. Ngược lại có quan điểm xác định quyết định khởi tố có hiệu lực từ ngày ký , dù chưa được phê chuẩn, người bị khởi tố đã là bị can, còn việc hủy bỏ quyết định đó mới xóa tư cách bị can , là cơ sở pháp lý xác định là người bị khởi tố oan. Việc không tống đạt, không lấy lời khai là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự.
Luật sư Nguyễn Hồng Hà (Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư Khánh Hòa)