SGK không dạy chữ P:

SGK không dạy chữ P: "Không tiếp thu sửa chữa là bảo thủ”

Nguyễn Hoa Trà
Thứ 2, 28/02/2022 | 18:23
0
Theo chuyên gia việc bỏ chữ P trong sách giáo khoa Tiếng Việt 1 bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" là cải tiến hóa thành cải lùi.

Cách đây hơn bốn mươi năm, người ta đã dạy âm p (âm pờ) và chữ P (chữ pê) rất kỹ. Cải tiến như vậy thì đúng với câu dân gian thường nói là cải tiến hóa thành cải lùi", PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông.

"Không dạy chữ P là một sai lầm nghiêm trọng"

Như Người Đưa Tin đã phản ánh, sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt 1 bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" (bộ Kết nối) do PGS.TS Bùi Mạnh Hùng làm Tổng chủ biên kiêm Chủ biên không dạy chữ P, về việc này, PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt khẳng định - việc không dạy chữ P như nhiều phản ánh là một sai lầm nghiêm trọng.

Theo đó, trong các kết quả nghiên cứu về ngữ âm học tiếng Việt từ cuối thế kỷ trước, âm p được coi là âm mượn từ nước ngoài. Nói cách khác, người ta quan niệm đó là âm không có trong tiếng Việt. Về bản chất, nó là phụ âm môi - môi, khi phát âm hơi bật ra nên gọi là phụ âm bật hơi, tắc vô thanh. Nhưng đó là nhìn nhận p với tính chất là phụ âm đầu.

Trong cấu tạo âm tiết tiếng Việt, còn có âm p là phụ âm cuối. Nó có mặt trong rất nhiều từ như: khiếp (khiếp đảm, khiếp vía, khiếp hãi), tiếp (tiếp nhận, tiếp theo, tiếp tục). Đặc biệt, nó có mặt trong nhiều từ láy như: chiêm chiếp, thiêm thiếp,...

Giáo dục - SGK không dạy chữ P: 'Không tiếp thu sửa chữa là bảo thủ”

PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông (Ảnh: NVCC)

Theo Viện trưởng Viện Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông, trên phương diện từ vựng, vào thời điểm đó, các kết quả nghiên cứu cho thấy, các từ có âm p mở đầu tồn tại rất ít. Đó là các từ như: pinh pông (bóng bàn), pô pơ lin, pê ni xi lin,… Nhưng đến nay, số lượng các từ có âm p từ nước ngoài vào Việt Nam ngày một tăng lên và trở nên phổ biến trong đời sống hằng ngày. Việc không dạy âm p trong sách Tiếng Việt 1 của bộ Kết nối là chủ trương không đúng và lạc hậu với tình hình. Việc chỉ giới thiệu các từ có phụ âm cuối p là chưa đủ mà phải dạy nó với tư cách là một phụ âm đầu.

"P là một phụ âm vẫn được sử dụng hằng ngày trong ngôn ngữ các dân tộc. Các địa danh bắt nguồn từ một số tiếng dân tộc thiểu số là địa danh chính thức của nước ta, được ghi trong các văn bản của Nhà nước, do đó đã tham gia vào hệ thống ngữ âm tiếng Việt như một yếu tố không thể thiếu của hệ thống. Do vậy, việc dạy phụ âm đầu P và chữ P phải được quan tâm một cách bình đẳng với các âm và chữ khác khi dạy tiếng Việt cho học sinh" - PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt nhấn mạnh.

“Cải tiến hóa thành cải lùi”

Phân tích cụ thể về âm p, PGS Đạt nói âm p có hai tư cách. Tư cách thứ nhất là phụ âm mở đầu âm tiết, nên gọi là phụ âm đầu (gọi tắt là âm đầu). Tư cách thứ hai là phụ âm đóng âm tiết nên gọi là phụ âm cuối (gọi tắt là âm cuối).

"Nếu hiểu như thế thì dạy âm cần phải dạy cả hai chức năng, không thể dạy theo cách của Tổng chủ biên quan niệm" - PGS Đạt nói, đồng thời đưa ra tư liệu thảm khảo là “Sách học vần” năm 1977 và 1981.

Giáo dục - SGK không dạy chữ P: 'Không tiếp thu sửa chữa là bảo thủ” (Hình 2).

“Sách học vần” năm 1977

Giáo dục - SGK không dạy chữ P: 'Không tiếp thu sửa chữa là bảo thủ” (Hình 3).

“Sách học vần” năm 1981

Viện trưởng Viện Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông cũng cung cấp thêm một số tư liệu SGK của miền Nam thời chưa giải phóng và nói: "Có thể thấy có điểm giống nhau trong SGK của Tổng chủ biên Tiếng Việt 1 bộ Kết nối giống cuốn Em học vần xuất bản năm 1958, nếu không muốn nói là nhái lại một cuốn sách cách đây đã 64 năm".

"Cách đây hơn 40 năm, người ta đã dạy âm p và chữ P rất kỹ. Cải tiến như  sách của ông Bùi Mạnh Hùng thì đúng với câu dân gian thường nói là cải tiến hóa thành cải lùi. Đặc biệt là lùi tới 64 năm, trong khi bối cảnh lịch sử cũng như các thành quả nghiên cứu về ngôn ngữ ở Việt Nam đã khác nhiều. Giải thuyết coi âm p là âm ngoại lai đã đến lúc cần xem xét lại" - Viện trưởng Viện Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông nêu quan điểm.

Giáo dục - SGK không dạy chữ P: 'Không tiếp thu sửa chữa là bảo thủ” (Hình 4).

Cuốn "Em học vần".

"Không tiếp thu sửa chữa là bảo thủ và sẽ tiếp tục dẫn đến sai lầm"

PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông cũng bộc bạch: "Tôi coi đây là phương pháp, là cách nhận thức về mục tiêu và nhiệm vụ đối với SGK. Chẳng hạn, nếu coi đó chỉ là âm vay mượn tiếng nước ngoài, thì p chỉ được coi là yếu tố ký sinh, không cần quan tâm đến nó, thậm chí nó bị loại bỏ hẳn ra khỏi mục lục.

Nhưng đã đến lúc phải xem xét lại (khi các địa danh và tên người các dân tộc thiểu số Việt Nam được sử dụng trong các văn bản chính thức của Nhà  nước và trong đời sống hằng ngày), ngay cả khi chấp nhận các từ vay mượn nước ngoài là âm ngoại lai thì nếu chú ý đến thực tiễn sẽ thấy, số lượng các yếu tố này đang ngày càng nhiều trong tiếng Việt do quá trình hội nhập vào khu vực và thế giới".

Viện trưởng Viện Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông khẳng định, thực tiễn đã thay đổi, nên nhận thức cũ không còn phù hợp. Đặc biệt, với các đơn vị đầu tư nhiều vào việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài như Viện Ngôn ngữ và Văn hóa Phương Đông thì càng nhìn nhận rõ hơn - nếu dạy tiếng Việt mà không dạy âm p thì người nước ngoài (chẳng hạn sinh viên Trung Quốc) sẽ rất khó phát âm các từ tiếng Việt.

Viện trưởng Viện Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông cũng khẳng định thầy Đào Quốc Vịnh - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tô Hiến Thành (Hai Bà Trưng, Hà Nội) là giáo viên ở cơ sở, ý kiến của thầy rất chính đáng và cần được tôn trọng vì thầy là người sát với thực tế nhất.

"Các ý kiến của thầy Vịnh có tính thực tiễn và cũng phù hợp với lý luận hiện đại. Không tiếp thu sửa chữa là bảo thủ và sẽ tiếp tục dẫn đến sai lầm", PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt nhấn mạnh.

 

Không dạy riêng chữ “P”: “PGS.TS Bùi Mạnh Hùng đã nhầm lẫn”

Thứ 2, 28/02/2022 | 07:02
Tổng chủ biên kiêm Chủ biên SGK Tiếng Việt 1, Bộ Kết nối tri thức đã không có cách giải thích hợp lý thể hiện cũng như lắng nghe ý kiến của các chuyên gia.

Hãy thương lấy con trẻ

Thứ 5, 24/02/2022 | 08:28
Việc đa dạng các bộ sách giáo khoa giúp thầy cô và học sinh có thêm nhiều lựa chọn, tuy nhiên trong quá trình biên soạn các bộ sách vẫn còn nhiều bất cập.

Sách Tiếng Việt 1 NXB GDVN: Chữ cái P - học sinh không được học?

Thứ 3, 22/02/2022 | 10:43
Sách Tiếng Việt 1 Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống NXB GDVN đã bỏ chữ cái P ra khỏi danh mục, khiến thầy trò dạy và học bộ sách này bất ngờ và lúng túng.
Cùng tác giả

Đại học Quốc gia Hà Nội công bố các phương thức tuyển sinh năm 2024

Thứ 7, 01/06/2024 | 09:25
Đại học Quốc gia Hà Nội yêu cầu với phương thức lấy điểm thi Đánh giá năng lực thí sinh cần phải đạt tối thiểu 80/150 điểm trở lên.

Khắc phục rào cản tiếp cận bình đẳng giáo dục đối với trẻ khuyết tật

Thứ 6, 31/05/2024 | 18:04
Thủ tướng đặc biệt lưu ý thời gian tới cần tiếp tục triển khai hiệu quả chính sách bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Tăng 45.000 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT so với năm 2023

Thứ 6, 31/05/2024 | 16:03
Với số lượng thí sinh động, kỳ thi diễn ra nhiều ngày lãnh đạo ngành giáo dục đặc biệt lưu ý việc tập huấn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra.

Việt Nam đứng thứ 6 tại Olympic Tin học châu Á

Thứ 6, 31/05/2024 | 14:30
Dựa trên kết quả này chúng ta sẽ lựa chọn 4 thí sinh tham dự Đội tuyển quốc gia dự thi Olympic Tin học quốc tế tại Ai Cập từ ngày 1/9 đến ngày 8/9/2024.

Trường Đại học Giao thông vận tải có tân Chủ tịch Hội đồng trường

Thứ 6, 31/05/2024 | 11:48
Thông qua việc bổ nhiệm cán bộ, lãnh đạo ngành giáo dục kỳ vọng Trường Đại học Giao thông vận tải sẽ có nhiều thành tích nổi bật trong thời gian tới.
Cùng chuyên mục

Hải Phòng: Kết luận vụ việc cháu bé mầm non nghi bị bạo hành

Thứ 7, 01/06/2024 | 16:26
UBND Tp.Hải Phòng vừa có văn bản kết luận vụ việc. Theo đó, cháu bé mầm non bị bạn khác đánh và cô giáo đẩy vào vai khi ăn.

Quảng Ninh: Gần 16.000 thí sinh dự kỳ thi vào lớp 10

Thứ 7, 01/06/2024 | 12:37
Ngành Giáo dục tỉnh Quảng Ninh bố trí hơn 2.500 cán bộ, giáo viên, nhân viên làm nhiệm vụ tại 34 hội đồng coi thi ở 12 địa phương với tổng số 675 phòng thi.

Đại học Quốc gia Hà Nội công bố các phương thức tuyển sinh năm 2024

Thứ 7, 01/06/2024 | 09:25
Đại học Quốc gia Hà Nội yêu cầu với phương thức lấy điểm thi Đánh giá năng lực thí sinh cần phải đạt tối thiểu 80/150 điểm trở lên.

Xem xét đình chỉ hoạt động Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam

Thứ 6, 31/05/2024 | 20:19
Quyết định có đình chỉ hoạt động của Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam hay không sẽ được Sở Giáo dục và Đào tạo Tp.HCM công bố sau ngày 15/6.

Hà Nội: Gần 15.500 cán bộ, giáo viên tham gia coi thi lớp 10

Thứ 6, 31/05/2024 | 18:55
Để chuẩn bị tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024-2025, Sở GD&ĐT Hà Nội đã huy động gần 15.500 cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia công tác coi thi.
     
Nổi bật trong ngày

Đại học Quốc gia Hà Nội công bố các phương thức tuyển sinh năm 2024

Thứ 7, 01/06/2024 | 09:25
Đại học Quốc gia Hà Nội yêu cầu với phương thức lấy điểm thi Đánh giá năng lực thí sinh cần phải đạt tối thiểu 80/150 điểm trở lên.

Quảng Ninh: Gần 16.000 thí sinh dự kỳ thi vào lớp 10

Thứ 7, 01/06/2024 | 12:37
Ngành Giáo dục tỉnh Quảng Ninh bố trí hơn 2.500 cán bộ, giáo viên, nhân viên làm nhiệm vụ tại 34 hội đồng coi thi ở 12 địa phương với tổng số 675 phòng thi.

Dự báo thời tiết ngày 2/6/2024: Miền Bắc sắp chuyển mưa dông

Chủ nhật, 02/06/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (2/6). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Áp thấp nhiệt đới “vần vũ” gây mưa to gió lớn nhiều nơi?

Thứ 7, 01/06/2024 | 15:45
Mặc dù bão số 1 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên đất liền, tuy nhiên vẫn gây mưa dông cho nhiều khu vực.

Hàng nghìn người tham dự khai mạc Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2024

Chủ nhật, 02/06/2024 | 09:50
Vừa qua, Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2024 với chủ đề "Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An" đã chính thức khai mạc thu hút hàng nghìn người dân và du khách tham dự.