“Lên trời gọi mưa” là tên dự án đang được một doanh nghiệp là Công ty CP Khoa học công nghệ An Sinh Xanh đề xuất nhằm mục đích chống nắng hạn trong chu kỳ El Nino.
Theo nguồn tin cho biết, mới đây doanh nghiệp này đã tiếp tục “khẩn trương nghiên cứu” nâng cấp dự án trên theo hướng lập 1000 trạm điều tiết mưa trong bối cảnh mưa bão hoành hành gây ngập lụt từ Thủ đô Hà nội đến các tỉnh thành khi vừa mới bước vào chu kỳ La Nina (ngược với El Nino khô hạn). Công ty này cũng mới có đề xuất xin tạm ứng “khẩn” 5000 tỷ để mua sắm thiết bị, máy móc, hóa chất để thực hiện thử nghiệm lần đầu vào 10/10 tới đây.
Tuy nhiên, theo dư luận phản hồi, dự án “Lên trời gọi mưa” hiện đang vấp phải những ý kiến trái chiều từ phía người dân lẫn những nhà khoa học.
PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với TS. Ngô Quang Toàn, Viện phó Viện Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ biển về vấn đề này.
PV: Thưa ông, sau khi nắm được những thông tin ban đầu liên quan tới dự án “Lên trời gọi mưa” của công ty CP Khoa học công nghệ An Sinh Xanh, ông đánh giá như thế nào về mức độ khả thi của dự án?
Đây là một chuyện không bình thường. Một công ty tư nhân mà đòi làm việc với 5-7 bộ là chuyện không đơn giản. Nhất là chuyện tác động vào thiên nhiên không phải là chuyện "trời ơi đất hỡi". Chuyện chặn mưa, đón mưa rồi chặn bão, đón bão,… làm sao chặn được? Để đưa ra dự án đó, họ đã có làm việc với bên khí tượng thủy văn chưa? Đã có những nghiên cứu cụ thể chưa?
Chuyện phòng tránh, biến đổi khí hậu là chuyện lâu dài, mất rất nhiều thời gian và tâm sức, tiền của. Và phải thực hiện theo bề sâu, là tìm ra nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu mà tìm cách khắc phục chứ không ai làm theo kiểu đi tắt đón đầu. Khác nào chữa bệnh mà chỉ chữa triệu chứng bên ngoài còn nguyên nhân bên trong thì không đề cập đến.
Chuyện tai biến thiên nhiên, biến đổi khí hậu, mưa gió