Sốc trước tình hình nợ như 'chúa chổm' của ngành giáo dục Cà Mau

Sốc trước tình hình nợ như 'chúa chổm' của ngành giáo dục Cà Mau

Thạch Văn Thanh

Thạch Văn Thanh

Thứ 7, 29/10/2016 09:32

Nguyên nhân được xác định là do việc quản lý, điều hành ngân sách của các huyện còn nhiều hạn chế, buông lỏng quản lý, sử dụng nguồn kinh sai mục đích…

Giáo dục - Sốc trước tình hình nợ như 'chúa chổm' của ngành giáo dục Cà Mau

Mặc dù tỉnh Cà Mau đã chi tạm ứng ngân sách hơn 53 tỷ đồng cho các huyện trả nợ giáo viên, nhưng đến thời điểm này huyện U Minh vẫn còn nợ hơn 14 tỷ đồng.

Liên quan đến thông tin nợ nần trong ngành giáo dục ở Cà Mau mà trước đó báo điện tử Người Đưa tin đã có tin, bài phản ánh, UBND tỉnh Cà Mau vừa có công văn chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm Chủ tịch UBND và Trưởng Phòng Giáo dục – Đào tạo của nhiều địa phương trong tỉnh.

Công văn chỉ đạo do ông Nguyễn Tiến Hải - Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, ký cho biết, người đứng đầu chính quyền tỉnh chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm đối với Chủ tịch UBND và Trưởng Phòng Giáo dục – Đào tạo các huyện: Trần Văn Thời, Thới Bình, U Minh, Đầm Dơi, Cái Nước và thành phố Cà Mau.

Trước đó, Sở Tài Chính tỉnh Cà Mau đã có báo cáo kết quả kiểm tra tình hình nợ lương và các chế độ chính sách khác đối với giáo viên của các địa phương nói trên từ năm 2011 -2015 và 8 tháng đầu năm 2016.

Theo báo cáo, từ năm 2011 đến nay nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Cà Mau đều có phát sinh nợ chế độ chính sách đối với giáo viên trong thời gian dài. Cụ tể, huyện Trần Văn Thời nợ hơn 44 tỷ đồng, huyện U Minh hơn 36 tỷ đồng, Cái Nước hơn 18 tỷ đồng, Thới Bình hơn 16 tỷ đồng…

Nguyên nhân được xác định là do công tác quản lý, điều hành ngân sách của UBND cấp huyện còn nhiều hạn chế, chi mua sắm và sửa chữa trường lớp tương đối lớn dẫn đến mất cân đối nguồn sự nghiệp giáo dục; không báo cáo số lượng học sinh thực tế; không rà soát, báo cáo tình hình nợ lương và chế độ chính sách đối với giáo viên cho cơ quan thẩm quyền; không thực hiện nâng lương, quyết định hưởng thâm niên cho giáo viên theo quy định; sử dụng nguồn kinh phí sai mục đích; buông lỏng công tác quản lý, điều hành nguồn kinh phí sự nghiệp giáo dục…

Báo cáo cũng thể hiện, số lượng học sinh thực tế cao hơn số lượng theo dự toán giao, các địa phương tập trung nguồn lực để thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, hệ số lương bình quân của giáo viên cao, thừa thiếu cục bộ cũng là nguyễn nhân dẫn đến “nợ nần” tiền tỷ của ngành giáo dục tỉnh này.

Cũng theo báo cáo, mặc dù đã tạm ứng ngân sách năm 2017 hơn 53 tỷ đồng để xử lý vấn đề nợ lương và chế độ đối với giáo viên nhưng đến nay huyện U Minh vẫn còn nợ 14,5 tỷ đồng; huyện Thới Bình còn nợ 4,2 tỷ đồng.

Giáo dục - Sốc trước tình hình nợ như 'chúa chổm' của ngành giáo dục Cà Mau (Hình 2).

Cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau xác định, trong các nguyên nhân khiến ngành giáo dục tỉnh Cà Mau "nợ nần" tiền tỷ, có việc buông lỏng quản lý của UBND thành phố và các huyện.

Qua đó, cho thấy UBND các huyện, thành phố Cà Mau chưa quan tâm, ưu tiên chi trả các chế độ chính sách cho giáo viên và việc quản lý, điều hành ngân sách nguồn sự nghiệp giáo dục thiếu trách nhiệm, không chặt chẽ, nhiều sai sót dẫn đến nợ đọng kéo dài qua nhiều năm…

“Việc nợ lương và nợ chế độ chính sách của giáo viên trong thời gian dài đã gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, đến quyền lợi, cũng như tâm tư tình cảm của đội ngũ nhà giáo”, báo cáo nêu.

Từ những sai phạm nói trên, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo: Kiểm điểm trách nhiệm đối với Chủ tịch UBND và Trưởng Phòng Giáo dục – Đào tạo các huyện: Trần Văn Thời, Thới Bình, U Minh, Đầm Dơi, Cái Nước và thành phố Cà Mau.

Giao Sở Nội vụ phối hợp với Sở Tài chính rà soát, đánh giá mức độ sai phạm, xác định trách nhiệm các cá nhân có liên quan vào từng thời điểm có xảy ra sai phạm, tham mưu đề xuất UBND tỉnh hình thức kiểm điểm trách nhiệm, xử lý cụ thể; báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định trước ngày 15/11/2016.

Về vấn đề “nợ đọng”, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các huyện, thành phố Cà Mau cân đối nguồn, khẩn trương chi trả các khoản nợ còn lại đối với giáo viên. Trường hợp địa phương không cân đối được, phải có báo cáo về Sở Tài chính tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét cho tạm ứng trước ngân sách năm 2017, đảm bảo thanh toán dứt điểm các khoản nợ đối với giáo viên trước ngày 20/11…

Nguyễn Linh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.