Trong bảng xếp hạng những nguyên thủ giàu nhất thế giới, thật bất ngờ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin, người đàn ông có sức ảnh hưởng nhất năm 2013 lại là nguyên thủ giàu thứ hai thế giới.
Mặc dù tổng thống Nga luôn phủ nhận mình là người giàu có, thậm chí trưng ra bằng chứng tài khoản tiết kiệm của ông chỉ khoảng 180.000 USD. Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích cho rằng đó chỉ là khoản tiền “tiêu vặt” của ông Putin. (Biệt thự bên hồ Valdai của Tổng tống Nga).
Theo chuyên gia phân tích chính trị Stanislav Belkovsky thuộc Viện Chiến lược Quốc gia (National Strategy Institute) cho biết, hiện tổng thống Putin đang sở hữu 35% cổ phần của công ty dầu khí Surgutneftegaz và 4,5% cổ phần ở tập đoàn dầu khí Gazprom.
Theo đó số tiền 40 tỉ USD được quy đổi thành tiền từ cổ phần của các công ty trên. (“Cung điện“ bên Biển Đen của ông Putin).
Một điều chắc chắn, chưa hẳn đây đã là con số chính xác vì đây là số liệu của 2007 và giờ đã là 2014 nên số tài sản của tổng thống Putin còn dao động. (Giường ngủ trong villa tại Biển Đen của Tổng thống Nga).
Bộ sưu tập cung điện, siêu chuyên cơ, siêu du thuyền, đồng hồ vàng trắng của Tổng thống Putin.
Xếp thứ nhất trước ông Putin là Cựu tổng thống Ai Cập - Hosni Mubarak với khối tài sản có thể lên đến 70 tỉ USD, mà phần lớn được giấu trong các ngân hàng của Anh, Thụy Sĩ hoặc đầu tư vào hàng loạt bất động sản tại Anh và Mỹ.
Sau 30 năm làm tổng thống và giữ các vị trí quân sự cấp cao, ông Mubarak được tiếp cận với nhiều hợp đồng đầu tư sinh lợi, nhưng số tài sản khổng lồ trên cũng có sự đóng góp của tham nhũng. Tuy nhiên con số 70 tỉ USD vẫn là chưa chính xác mà có thể còn hơn nữa. Nhưng nếu ở mức 70 tỉ USD, số tài sản của riêng chính trị gia này tương đương số của cải của các nhà lãnh đạo khác ở vùng vịnh cộng lại. (Thành phố nghỉ dưỡng sang trọng Sharm al-Sheikh)
Xếp thứ ba trong số những chính trị gia giàu nhất thế giới có cả cựu tổng thống Indonesia - Haji Muhammad Suharto với 35 tỉ USD. Cũng giống như cựu tổng thống Ai Cập, sau 30 năm cầm quyền ông Haji Muhammad Suharto tạo dựng cho mình một khối tài sản khổng lồ cũng bằng con đường tham nhũng.
Ông Suharto trao quyền kiểm soát các công ty độc quyền nhà nước cho các thành viên gia đình và bạn bè thân cận. Đổi lại, những người này phải chung chi cho tổng thống hàng triệu USD “ơn nghĩa”. Vào năm 2007, các công tố viên ở Indonesia đã kiện ông Suharto với mục tiêu thu hồi tiền bị đánh cắp, tuy nhiên việc đòi tiền lại cho người dân Indonesia thất bại vì năm 2008 ông Suharto đã qua đời.
Những nguyên thủ quốc gia giàu có này còn phải kể đến ông Tổng thống của Sheikh Khalifa bin Zayed Al Nahyan của Các tiểu vương quốc Ả Rập. Ông là một trong những người giàu nhất ở Trung Đông và một trong những nguyên thủ quốc gia giàu nhất thế giới với khối tài sản 15 tỉ USD.
Đồng thời, vị Tổng thống này còn được cho là chịu chơi nhất thế giới. Trong ảnh là chiếc du thuyền đắt nhất thế giới của ông Nahyan.
Theo Báo Đất Việt