Ai cứu dòng sông Gâm thơ mộng
Tận mắt chứng kiến và trải nghiệm cùng những những người dân sống gần khu vực nơi Nhà máy tre đũa, giấy đế và bột giấy Na Hang chúng tôi mới thấy được sự khốn khổ của người dân khi sống quanh khu vực này. Chúng tôi đã đi vào con lạch nhỏ, nơi giao thoa của con suối từ trên núi chảy xuống và đổ vào dòng sông Gâm hiền hòa để mục sở thị
Nước thải được đổ trực tiếp ra suối rồi hòa vào sông Gâm
Thuyền tiến sâu hơn, hai bên bờ cá tép chết nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Nước sông ở khu vực này có thứ màu rất lạ, đen xì, bọt nổi trắng xóa và mùi thì không thể chịu nổi. Chỉ cần chạm tay xuống nước, lớp váng cộng với bọt lẫn với mùi không khí sẽ khiến bạn bị ngứa ngáy. Thế mới biết, người dân sống gần khu vực Nhà máy sả thải đã phải chịu đựng những gì.
Theo quan sát, địa điểm nơi Nhà máy tre đũa, giấy đế và bột giấy Na Hang hoạt động (Km 15, xã Thanh Tương, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang) nằm ngay cạnh một khe suối. Quá trình hoạt động, nhà máy này đã đổ nước thải ra ngay khe suối và chảy thẳng vào sông Gâm.
Bể nước xử lý nứt toác, đen kịt
Tại khu vực này, nhiều hộ dân sinh sống bằng nghề chài lưới và trồng rừng. Mặc dù đã có rất nhiều lá đơn phản ánh về thực trạng ô nhiễm trên địa bàn gửi đến các cơ quan chức năng huyện Na Hang và tỉnh Tuyên Quang. Nhưng không biết vì nguyên nhân gì, mà Nhà máy nói trên vẫn tiếp tục hoạt động và ngày đêm xả nước thải ra môi trường.
Hệ thống xử lý nước thải
Chị Phan Thị Thoa than thở: “ Em thì nhiều tuổi rồi, vì kiếm kế mưu sinh nên vẫn p