Theo thống kê của cục điều tra dân số, số lượng những cặp sống thử trước hôn nhân đã bắt đầu bùng phát gấp 10 lần kể từ năm 1960. Số lượng các cặp sống thử trước hôn nhân ngày càng tăng dẫn theo hiện tượng gia tăng các vụ ly hôn.
Theo nghiên cứu của một chuyên gia tâm lí tại một trường đại học danh tiếng thì nguyên nhân là do sự khác biệt giữa nam giới và phụ nữ trong quan niệm và lợi ích nhận được từ việc sống thử.
Phụ nữ thường có xu hướng coi sống thử là một bước đệm nhằm tiến tới hôn nhân, trong khi đàn ông chỉ coi chuyện đó là một cái gì đó họ muốn thử trước khi đưa ra bất kì một hứa hẹn nào đó. Nhưng lời hứa của đàn ông có thực sự đáng tin không? Và lời hứa ấy có trọng lượng được là bao nhiêu khi hai người đi đến quyết định kết hôn?
Ảnh minh họa
Phản ứng của nam giới và phụ nữ về chuyện “ăn cơm trước kẻng”
Chị C, nhân viên một khách sạn tâm sự: “Trước khi lấy chồng tôi đã từng sống thử với một bạn trai cùng lớp đại học. Bạn trai đó rất tốt. Chúng tôi yêu nhau thực sự. Trong chung sống với nhau, chúng tôi đã cùng nhau chia sẻ các chi phí sinh hoạt. Nhưng do thời gian đó chúng tôi còn quá trẻ lại chưa có nghề nghiệp gì, nên sau khi tốt nghiệp chúng tôi chia tay mỗi người mỗi ngả. Mặc dù chia tay là việc rất khó khăn nhưng lúc đó chúng tôi không còn lựa chọn nào khác”.
Anh D, một kĩ sư cho biết: “Tôi chưa từng có ý nghĩ sẽ sống thử như vợ chồng với một cô gái nào đó trước hôn nhân. Tôi rất coi trọng hôn nhân truyền thống. Tôi và nhà tôi cũng đã giữ gìn cho nhau đến tận ngày cưới. Có lẽ chính vì thế mà chúng tôi luôn yêu thương, gắn bó, và tôn trọng lẫn nhau. Hiện giờ tôi đang có một gia đình rất hạnh phúc”.
Rất nhiều người khi được hỏi về vấn đề này đã nói rằng đa số những người muốn sống thử trước hôn nhân đều là nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục. Chính vì thế khi nhu cầu này đã đuợc thỏa mãn thì họ thấy tình yêu mất hết ý nghĩa và dẫn đến chia tay.
Cô M, giáo viên tiểu học nhận xét: “Tôi cho rằng người ta bị thôi thúc nhiều bởi nhu cầu bản năng hơn là bởi ước muốn đi đến hôn nhân để gắn bó trọn đời với nhau khi sống thử. Tất cả những cặp già nhân ngãi non vợ chồng đều chưa bao giờ đặt ra vấn đề liệu họ có thực sự muốn đi đến hôn nhân hay không cho nhau và cho chính bản thân họ! Hay họ có nghĩ đến nhưng vì chiều theo ý người yêu mà nhắm mắt làm ngơ. Đó là kiểu tình yêu vô trách nhiệm, tạo ra những vết rạn không thể hàn gắn được cho cuộc sống tiền hôn nhân. Chính vì vậy nhiều cặp “yêu nhau” trước khi cưới, khi lấy nhau rồi thành ra lại chán ghét, oán hận, nghi kị lẫn nhau, dẫn đến sự bất hạnh cho cuộc sống gia đình”.
Những hứa hẹn đều là không đáng tin khi chưa thực sự kết hôn
Thật sự thì những lời cam kết khi chưa có giấy đang kí kết hôn đều chưa chắc đã đáng tin và nó chẳng có cơ sở nào để đảm bảo cả. Một điều hiển nhiên rằng, hôn nhân không phải lúc nào cũng là cái người ta hướng tới khi muốn sống thử như vợ chồng với nhau. Chính vì thế khi sống thử, mọi chuyện rất dễ đi vào ngõ cụt và dẫn tới tình trạng đổ vỡ tình cảm ở cả hai người.
Ảnh minh họa
Mọi người đều nhầm tưởng rằng sống thử là cách để trải nghiệm cuộc sống hôn nhân và một cơ hội để hiểu nhau hơn trước khi hai người đi đến quyết định kết hôn chính thức. Chính vì thế nên rất nhiều bạn trẻ ngày nay đã dễ dàng dọn về ở với nhau như vợ chồng không hôn thú. Chỉ đến khi phải đối diện thực sự với những khó khăn của cuộc sống vợ chồng hờ thì người ta mới tỉnh ngộ ra và thấy được những suy nghí trên là hết sức ngây thơ và vô trách nhiệm!
Đàn ông thường bị ảnh hưởng rất nhiều từ cuộc sống gia đình của cha mẹ họ. Một người đàn ông khi đã quyết định tự nguyện đi đến hôn nhân thường có thể thích cùng vợ làm những việc mà trước đây anh ta không hề thích làm như xem chuơng trình dạy nấu ăn trên TV cùng cô ấy chẳng hạn. Chính bản thân đàn ông là những người rất coi trọng chuyện trinh tiết của phụ nữ. Đàn ông coi chuyện sống thử là một trải nghiệm để kiểm chứng bản lĩnh đàn ông của họ, nhưng khi kết hôn họ lại muốn lấy được một người con gái còn vẹn nguyên. Chính vì thế cho dù đàn ông hứa hẹn rất nhiều khi muốn sống thử với ai đó, nhưng sau đó chính họ lại nghi ngờ lời hứa của mình khi thấy cô gái quá dễ dãi tin chúng.
Thực tế đã chứng minh được rằng trong chuyện sống thử thì chỉ có các bạn gái là chịu nhiều thiệt thòi hơn cả. Phụ nữ thường yêu bằng tai và rất cả tin. Họ cũng quá yếu mềm trước sự đòi hỏi, thậm chí thúc bách của nam giới. Chính bởi sự yếu mềm này mà nhiều bạn gái đã phải trả những cái giá rất đắt khi tình yêu tan vỡ, anh chồng hờ bỏ chạy.
Sự gắn kết trong hôn nhân của các cặp vợ chồng đã qua sống thử trên thực tế là rất lỏng lẻo. Chính bản thân họ ngay khi lựa chọn quyết định sống thử đã là những người không hề coi trọng hôn nhân. Khi hôn nhân của họ gặp trục trặc, họ thường không buông xuôi và không nghiêm túc đương đầu với vấn đề. Tâm lí của những người đã qua sống thử là luôn sẵn sàng chấp nhận đổ vỡ. Nói chung “ăn cơm trước kẻng” chẳng mang lại lợi ích gì thiết thực cho hôn nhân cả. Để có được một cuộc hôn nhân hạnh phúc, cả hai bên phải cùng biết giữ gìn để luôn trân trọng nhau chỉ như thế tình yêu mới lâu bền mãi mãi được.
Duy Anh