...Đến nay đã được hơn 3 năm và cả hai đều có công việc ổn định. Trong thời gian “sống thử” cùng nhau, chúng tôi có bỏ tiền ra mua chung một chiếc xe máy nhãn Honda Lead và một căn hộ tập thể.
Sau hơn ba năm chung sống, chúng tôi cảm thấy không hợp nhau nữa và quyết định đường ai nấy đi. Tuy nhiên, chúng tôi không thể thỏa thuận được về việc chia tài sản. Tôi có hỏi một người bạn ở Tòa án thì được biết, rất khó để Tòa thụ lý vụ án vì chúng tôi chưa có đăng ký kết hôn.", (Hồng Hà - Bắc Ninh.)
Vụ việc của chị Hồng Hà không còn là việc hiếm xảy ra trong đời sống thực tiễn liên quan đến vấn đề “sống thử” và “chung sống như vợ chồng” nhưng không có đăng ký kết hôn.
“Sống thử” không phải là một thuật ngữ pháp lý và cũng chưa có quy định pháp luật nào điều chỉnh vấn đề này. Hiện nay Luật hôn nhân và gia đình mới chỉ có quy định về việc không công nhận là vợ chồng nếu như nam nữ chung sống với nhau mà không có đăng ký kết hôn. Tuy nhiên Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc giải quyết hậu quả pháp lý đối với trường hợp không được công nhận là vợ chồng.
Trường hợp của chị Hồng Hà do không được công nhận là vợ chồng nên không thể áp dụng các nguyên tắc chia tài sản chung, tài sản riêng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình như đối với vợ chồng khi ly hôn.
Sống chung như vợ chồng là một xu thế của xã hội hiện đại.
Như vậy, hiện tại Luật đang “đứng ngoài” và không điều chỉnh về “sống thử”, các quy định về giải quyết hậu quả phát sinh từ việc chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn chưa ghi nhận trong luật, dẫn đến quyền lợi của hai bên nam nữ sống chung khi có tranh chấp rất khó phân xử.
Thực tế việc hai người chung sống hay sống thử với nhau một thời gian sẽ phát sinh các quan hệ dân sự đòi hỏi phải có tài sản chung. Tuy nhiên không phải tài sản chung nào cũng có thể thỏa thuận và phân định rõ ràng. Nhất là đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu như xe máy, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà thì việc cùng bỏ tiền ra mua, đóng góp xây dựng nhưng chỉ có một người đại diện đứng tên là chuyện rất bình thường.
Cho nên một vấn đề đặt ra là có nên thừa nhận hôn nhân thực tế hay không? Thừa nhận việc chung sống như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn. Pháp luật phải phù hợp với thực tiễn và phải giải quyết được những phát sinh từ thực tiễn. Mặc dù không cổ súy cho việc chung sống với nhau mà không đăng ký kết hôn thế nhưng cũng không vì thế mà “bỏ mặc” những hệ lụy từ việc mà pháp luật chưa “thừa nhận”.
Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật hôn nhân và gia đinh năm 2000 cũng đem vấn đề sống chung như vợ chồng ra mổ xẻ và cân nhắc. Liệu rằng khi Luật hôn nhân và gia đình sửa đổi được thông qua vấn đề sống thử hay sống chung như vợ chồng có được luật hóa?
Luật gia Giang Quyết