Sự thật những yêu sách phi lý về biển Đông của Trung Quốc

Sự thật những yêu sách phi lý về biển Đông của Trung Quốc

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:05
0
Ý kiến của các nhà khoa học với tính chất khách quan, phù hợp với luật pháp Quốc tế đang thu hút sự quan tâm của dư luận về vấn đề biển Đông. Luận cứ của PGS.TS Nguyễn Hồng Thao ĐHQG Hà Nội về đường chữ "U" (hay còn gọi là “đường lưỡi bò”) một yêu sách phi lý của Trung Quốc nói lên điều đó.

Bài 1: “Đường lưỡi bò” - trở ngại chính cho mọi giải pháp giải quyết tranh chấp biển Đông

Bài viết được trích trong tham luận Biển Đông - ba giai đoạn, bốn thách thức, hai cách tiếp cận khu vực và một niềm tin tại Hội thảo khoa học Quốc tế Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực. Tiêu đề chính và các tiêu đề nhỏ trong bài viết do Tòa soạn đặt.

Những lập luận vô lý

Tuy có những đánh giá khác nhau về nội dung và tính chất của đường chữ U (hay còn gọi là “đường lưỡi bò” - TS), các học giả Trung Quốc và Đài Loan đều cho rằng đường này đã được Quốc tế công nhận rộng rãi. Các học giả Đài Loan giải thích đường này thể hiện yêu sách đối với các đảo, đá, bãi cạn nửa nổi nửa chìm trong phạm vi đường 29 từ năm 1946. Các học giả Trung Quốc cho rằng đây là đường biên giới truyền thống trong biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và Trung Quốc yêu sách không chỉ các địa vật mà cả vùng nước bên trong kế cận. Theo họ, trước những năm 1960s và 1970s, Việt Nam, Philippin, Malaysia, Burunei và các nước Đông Nam Á khác đều không đưa ra phản đối đường chữ U này.

Các học giả này cho rằng các nước đã có sự hiểu nhầm khi áp dụng Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. Không có điều khoản nào trong Công ước cho phép các quốc gia ven biển mở rộng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình lại đòi hỏi chủ quyền các đảo nằm trong các vùng biển đó nhưng thuộc quốc gia khác.

Hơn nữa Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 lại công nhận và bảo vệ danh nghĩa lịch sử. Vì vậy không thể dùng Công ước Luật Biển làm cơ sở xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc với các quần đảo và vùng nước phụ cận. Các học giả này lập luận đường chữ U không phải là đường vùng nước lịch sử mà là đường vùng nước lịch sử đặc biệt nghĩa là Trung Quốc có một số quyền lịch sử xác định trong đường đó như một số ưu tiên về hàng hải, đánh cá và khai thác tài nguyên. Vùng chồng lấn giữa đường vùng nước lịch sử đặc biệt này của Trung Quốc với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các nước khác sẽ tạo ra các vùng tranh chấp khác nhau.

Không thể phủ nhận sự thật khách quan mang tính khoa học và thực tiễn

Cần thấy rằng các tác giả trên quá tự tin khi khẳng định rằng đường chữ U đã được cộng đồng quốc tế công nhận và các quốc gia liên quan không có sự phản đối.

Thứ nhất, thời điểm công bố với thế giới là 1946, 1947 hay chính thức lần đầu tiên là ngày 7/5/2009.

Thứ hai, nguồn gốc đường này chỉ là một dạng xuất bản tư nhân.

Thứ ba, một đường lúc thì 11 đoạn, lúc thì 9 đoạn, vẽ tùy tiện, không tọa độ, không rõ ràng sao có khả năng thể hiện một đường yêu sách biên giới rõ ràng theo đúng các quy định của luật quốc tế để các quốc gia khác phải bận tâm.

Thứ tư, vào thời điểm “đường lưỡi bò” đang được Bộ Nội vụ Trung Hoa in trên bản đồ, năm 1946 Pháp đã đưa tàu và quân ra đóng giữ đảo Hoàng Sa, Trường Sa, tiếp tục duy trì danh nghĩa chủ quyền kế thừa từ Nhà nước phong kiến An Nam và hoạt động chiếm hữu theo luật quốc tế của Pháp năm 1933. Hoạt động thực tiễn này là sự phản đối hùng hồn ý định yêu sách hai quần đảo bằng cách vẽ đường chữ U từ phía nước láng giềng phương Bắc.

Thứ năm, Hiệp ước hòa bình San Francisco 1951 không đả động chút gì tới đường chữ U. Ngay cả Tuyên bố của Thủ tướng Chu Ân Lai năm 1951 về Dự thảo Hiệp ước San Prancisco cũng không nhắc gì đến đường chữ U. Vì vậy không thể nói đã có sự công nhận quốc tế.

Thứ sáu, thực tế tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như đòi hỏi Philippines, Malaysia đối với hầu như toàn bộ hoặc một bộ phần của quần đảo Trường Sa cho thấy không thể nói đường chữ U trên Biển Đông mà Trung Quốc vạch ra đã được các nước khác công nhận.

Thứ bảy, ngay cả những nước không liên quan gì đến tranh chấp cũng thể hiện quan điểm không đồng tình. Mỹ không công nhận bất kỳ vùng biển nào không gắn với đất liền và đảo Indonexia cho lưu chuyển tại Liên hợp quốc ngày 8/7/2010 Công hàm không chấp nhận “đường lưỡi bò” của Trung Quốc.

Lập luận đường chữ U là đường vùng nước lịch sử đã không thể thuyết phục được cộng đồng quốc tế.

Thứ nhất, trong Tài liệu chuẩn bị cho Hội nghị của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1958 trong danh sách các vùng nước lịch sử của thế giới không có tên vùng nước lịch sử hình chữ U ở Biển Đông.

Thứ hai, Công ước Luật Biển năm 1982 không đề cập đến vùng nước lịch sử. Điều 15 của Công ước chỉ quy định trường hợp phân chia lãnh hải rộng 12 hải lý theo đường cách đều hoặc trung tuyến trừ khi có danh nghĩa lịch sử hoặc hoàn cảnh đặc biệt. Không có bất kỳ một quy định nào viện dẫn danh nghĩa lịch sử cho vùng biển rộng hơn 12 hải lý chứ đừng nói cách bờ vài trăm hải lý như đường chữ U.

Thứ ba, khái niệm vùng nước lịch sử hay vùng nước lịch sử đặc biệt mâu thuẫn với các tuyên bố và luật chính thức của Trung Quốc về lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Thứ tư, đường chữ U là đường vẽ tùy ý, không xuất phát từ đất liền và đảo nên không thể mang lại cho quốc gia yêu sách một vùng biển phù hợp với quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 cũng như chủ quyền trên các đảo, đá, bãi cạn trong phạm vi đường đó.

Thứ năm, đường chữ U không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến các nước có tranh chấp chủ quyền mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi tự do và an ninh hàng hải, hàng không của các nước ngoài khu vực cũng như của cộng đồng thế giới.

Có thể hiểu đường chữ U được duy trì nhằm giành cho Trung Quốc một không gian để triển khai chiến lược trở thành siêu cường thế giới. Tuy nhiên một siêu cường có nghĩa vụ quan tâm đến lợi ích của các nước nhỏ. Việc duy trì một con đường không khoa học, không khách quan, không phù hợp luật pháp quốc tế ảnh hưởng đến hình ảnh của một đất nước Trung Quốc trỗi dậy hòa bình, đồng tác giả của năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình và là trở ngại chính cho mọi giải pháp giả quyết tranh chấp trong biển Đông bằng biện pháp hòa bình.

PGS.TS Nguyễn Hồng Thao

Cùng chuyên mục

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.

Thống đốc Ngân hàng Nga hành động sau chỉ đạo “nóng” của ông Putin

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:10
Lãi suất ở Nga được duy trì ở mức cao để chống lại áp lực lạm phát gia tăng và chống đỡ đồng Rúp khỏi bị chao đảo trước các đòn trừng phạt của Mỹ và EU.

Yêu cầu của Nga đe dọa dòng chảy dầu thô sang Đức

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Đức dù không còn mua dầu của Moscow vẫn phải dựa vào cơ sở hạ tầng đường ống của Nga để nhận hàng từ nước thứ 3.

So sánh tiềm lực sáng chế UAV của Nga, Ukraine trong xung đột

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:15
Nga đã nộp 342 bằng sáng chế máy bay không người lái (UAV) từ năm 2022 đến năm 2024, trong khi Ukraine chỉ nộp 4 bằng sáng chế trong cùng khoảng thời gian.

Nguyên nhân xe tăng Abrams của Mỹ “biến mất” khỏi tiền tuyến Ukraine

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:30
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, các lực lượng Nga đã tiêu diệt được 5 chiếc xe tăng Abrams do Ukraine triển khai trong vùng chiến sự.
     
Nổi bật trong ngày

Lời chia buồn

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:14
Ban Biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật - Tạp chí Điện tử Người Đưa Tin cùng tập thể cán bộ, Phóng viên, Biên tập viên xin gửi lời chia buồn tới bà Nguyễn Diệu Hương Ly – Nhân viên  Ban Trị sự.

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.

Tuyên Quang: Níu chân du khách bằng sắc màu thổ cẩm

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:43
Vừa qua, chương trình trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch, làng nghề đã được tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:37
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.

Yêu cầu của Nga đe dọa dòng chảy dầu thô sang Đức

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Đức dù không còn mua dầu của Moscow vẫn phải dựa vào cơ sở hạ tầng đường ống của Nga để nhận hàng từ nước thứ 3.