Ông Đỗ Hữu Vĩnh, bí thư chi bộ thôn Tịnh Thọ, cho biết thi thể các nạn nhân Trương Quốc Công (33 tuổi), Bùi Công Khải (30 tuổi, đều ngụ thôn Tịnh Thọ), Phạm Ngọc Nghĩa (31 tuổi, ngụ thôn Mỹ Bình, xã Sơn Thành Đông, huyện Tây Hòa) đều đã được đưa về nhà. Đây là những người có hoàn cảnh khốn khó nhất ở địa phương này.
Ông Trần Trọng Kỳ - phó Chủ tịch UBND huyện Tây Hòa, cho hay, mưa lớn đã làm sạt lở cả vùng núi dài 800 m và rộng hơn 30 m. Nơi sạt lở núi có nhiều cây lớn, nằm cách trung tâm xã đến khoảng 10km, qua nhiều suối, phải đi bộ gần 2 giờ đồng hồ mới đến nơi. Do vậy, công tác cứu hộ gặp nhiều khó khăn.
Được biết, cả bốn nạn nhân vụ lở núi ở Phú Yên đều có hoàn cảnh hết sức khó khăn. Có gia đình không đủ tiền mua áo quan, không có nơi để tổ chức tang lễ, thậm chí không có đủ gạo để làm vài vắt cơm cúng cho người đã khuất
Trả lời trên motthegioi.vn, anh Trương Văn Kiệt (36 tuổi, anh ruột anh Công) vẫn còn bàng hoàng khi chứng kiến cảnh lũ san bằng cả một góc núi Hòn Chúa- Mũi Thuyền thuộc thôn Lạc Đạo, xã Sơn Thành Tây. Anh Kiệt là một trong bảy người may mắn thoát nạn do cắm trại cách nơi lũ quét gần 500 m.
Đang mùa mưa, không có việc làm nên nhiều thanh niên xã Sơn Thành Tây rủ nhau vào rừng sâu tìm nhựa cây chò về bán lại cho những người làm thuyền thúng. Nhóm của anh Kiệt gồm bảy người vào rừng trước một ngày, nhưng cắm trại nghỉ lại do trời mưa không đi làm được.
Sau đó, nhóm người gồm các anh Trương Quốc Công, Bùi Công Khải, Phạm Ngọc Nghĩa, Lương Ngọc Tính vào sau, ở nhờ trong lán trại của một người bẫy thú rừng. “Khoảng 23h đến 2hh30 đêm 22/11, chúng tôi đang ngủ thì mưa dữ dội. Trong đêm tối, chúng tôi nghe ầm ầm tiếng đá lăn từ trên núi cao đổ xuống. Sau đó, chúng tôi gọi điện nhưng cả bốn người đều không liên lạc được. Nghi ngờ có chuyện chẳng lành, sáng sớm hôm sau, chúng tôi đến lán trại của bốn người này thì phát hiện cả một vùng núi rộng lớn đã bị san bằng. Dãy núi bị lũ khoét sâu và rộng như dòng sông. Khắp nơi, đất đá bao phủ, nhiều cây to cũng bị lũ cuốn, làm gãy đổ ngổn ngang. Tôi la hét tìm em tôi và những người đi cùng nó nhưng không thấy đâu”- anh Kiệt nức nở.
Sau hơn 3 tiếng đồng hồ đi bộ vượt rừng, nhóm anh Kiệt mới ra được bên ngoài báo tin về nhà. Sau đó, chính quyền địa phương huy động nhiều lực lượng vào rừng tìm kiếm. Đến chiều tối 23/11 thì tìm thấy thi thể ba nạn nhân trên.
Nạn nhân còn lại vẫn chưa được tìm thấy là Lương Ngọc Tính (SN 1979) trú thôn Tịnh Thọ, xã Sơn Thành Tây. Ông Trần Đức Hòa - phó chủ tịch UBND xã Sơn Thành Tây, huyện Tây Hòa cho biết: Các lực lượng vẫn đang nỗ lực tìm kiếm người mất tích, đồng thời chính quyền địa phương cũng đã thăm hỏi đối với người nhà các nạn nhân
4 người ở chung một lán trại giữa rừng để nhặt chai và hái lan rừng đã bị chôn vùi sau vụ sạt lở núi kinh hoàng. Hơn 100 người gồm công an, bộ đội và người dân đang nỗ lực tìm kiếm thi thể nạn nhân.
Chiều 24/11, lực lượng cứu hộ vẫn chưa tìm thấy thi thể người còn lại là ông Lương Ngọc Tính (SN 1979, ngụ xã Sơn Thành Đông, huyện Tây Hòa, Phú Yên). Ông Tính là một trong 4 người bị chôn vùi trong vụ lở núi xảy ra sáng 23/11.
Chiều 23/11, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thi thể 3 người là Trương Quốc Công (SN 1980), Bùi Công Khải (SN 1983, đều ngụ xã Sơn Thành Tây) và ông Phạm Công Nghĩa (SN 1982, gụ xã Sơn Thành Đông). Riêng thi thể ông Tính đến nay vẫn chưa tìm thấy.
Cả 4 người này đều ở chung một lán trại giữa rừng để nhặt chai (một loại mủ cây dùng làm thúng chai đi biển) và hái lan rừng, bứt song mây khi vụ sạt lở núi kinh hoàng xảy ra ở rừng Hòn Chúa- Mũi Thuyền (thôn Lạc Đạo, xã Sơn Thành Tây) chôn vùi họ. Hơn 100 người gồm công an, bộ đội và người dân đang nỗ lực tìm kiếm thi thể ông Tính.
Bà Huỳnh Thị Thao cùng 2 con gào khóc trước quan tài của ông Trương Quốc Công.
Bà Đàm Thị Thu liên tục ngất xỉu trước cái chết đột ngột của ông Phạm Công Nghĩa.
Linh Sang (tổng hợp)