Nỗi đau mang tên a xít
Luật sư (LS) Phạm Văn Thạnh (Đoàn LS TP.HCM) cho rằng, việc bị tạt a xít có sức hủy hoại rất lớn đến sức khỏe, sự sống của con người về hiện tại lẫn tương lai. Nhiều nạn nhân tuy không chết nhưng suốt đời thành người tàn phế, phải sống trong nỗi đau đớn, mặc cảm về thể xác và tinh thần...Trong khi đó, những kẻ dã tâm tạt a xít người khác hầu hết chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích” chứ không phải tội “Giết người” đã làm cho dư luận không đồng tình, phản đối, lên án.
“Do pháp luật hình sự chưa luật hóa cụ thể trường hợp này nên cơ quan tố tụng chỉ xử lý như vậy là chưa hợp lý, chưa có sức răn đe. Những trường hợp này, không thể căn cứ vào hậu quả chết người có xảy ra hay không mới xử tội giết người được”, LS Thạnh phân tích.
Hai nghi phạm tại cơ quan điều tra.
LS Nguyễn Đức Chánh (thuộc Đoàn LS TP.HCM) lại cho rằng, việc dùng a xít tạt vào người nạn nhân có thể bị xử lý hình sự theo 2 tội danh “Cố ý gây thương tích” hoặc “Giết người”, tùy theo tính chất hành vi, mức độ của hành vi phạm tội chứ không thể hiểu là chỉ có thể xử lý về tội cố ý gây thương tích như một số ý kiến.
Đối với việc xử lý hành vi tạt a xít về tội danh “cố ý gây thương tích” là xét về ý thức chủ quan, động cơ mục đích phạm tội. Theo đó, đối tượng tạt a xít hầu hết chỉ muốn hủy hoại về sức khỏe, nhan sắc hay để “dằn mặt” đối phương, chứ không cố ý tước đoạt tính mạng của nạn nhân. Hậu quả của việc bỏng a xít đa phần chỉ gây sát thương, không tử vong ngay. Hậu quả chết người có thể xảy ra với nguyên do là nạn nhân bị nhiễm trùng vết thương, gây suy hô hấp... Chính vì thế trong thực tiễn nhiều trường hợp chỉ có thể xử lý hình sự về tội cố ý gây thương tích.
“Tuy nhiên, nếu hành vi của đối tượng dùng lượng a xít lớn, nồng độ a xít đậm đặc, cao và việc tạt a xí