Chưa có thông kê cụ thể về mức độ thiệt hại do hạn hán gây ra, tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu nếu không có biện pháp kịp thời trong thời gian tới, hạn hán sẽ còn đe dọa nghiệm trọng đến đời sống sinh hoạt của người dân Tây Nguyên.
Chống chọi hạn hán trong vô vọng
Tại huyện Chư Prông (Gia Lai), mực nước ở các hồ đều xuống thấp hơn so với mọi năm. Nơi đây có 2 dòng suối chính là suối Ia Lốp và suối Đục thì đều không còn dòng chảy. Hiện cả huyện có khoảng 200 ha diện tích trồng lúa đều bị ảnh hưởng nặng của hạn hán. Trong có có 80 ha lúa bị mất trắng. Theo ông Nguyễn Văn Gập - Trưởng phòng NN&PTNN huyện Chư Prông, trong 10 năm trở lại đây, chưa năm nào hiện tượng hạn hán lại diễn ra khóc liệt như năm nay.
Cạn nước, trẻ em huyện KrôngPa phải vào khe suối tìm nguồn nước
Tương tự, tại xã Dun huyện Chư Sê (Gia Lai), nhiều ruộng lúa đã bị cháy khô. Gia đình bà R’Lan Xal có 3 sào lúa mới trồng khoảng 1 tháng đã bị chết khô. “Mọi năm, mấy sào ruộng này đều đủ nước tưới, nay năm mới đầu vụ mà đất nứt nẻ, lúa cháy khô. Gia đình tôi chỉ có chừng đó lúa, bây giờ chết hết thì không biết lấy gì sống đây”. - Bà Xal buồn rầu cho biết.
Còn công trình đập thủy lợi Gu Ga, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang (Gia Lai) đã cạn trơ đáy.
Đây là công trình xây dựng để cung cấp và điều tiết nguồn nước tưới tiêu cho khoảng 35 ha cây trồng của bà con 2 làng Đáp và Mra (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang) và một phần diện tích rau màu của người dân huyện Đăk Pơ. Nhà anh Lam, xã Kông Lơng Khơng có hơn gần 2 xào lúa nước, dù canh tác ngay gân đập thủy lợi nhưng cũng không thoát khỏi “lưỡi hái” của cơn đại hạn. Anh Lam nghẹn ngào: “Nhà đã nghèo, nay gặp hạn hán như thế này thì chắc chết đói mất thôi”.
Số liệu mới nhất của UBND tỉnh Gia Lai, toàn tỉnh có 3.026 ha cây trồn