Thạc sĩ bằng đỏ về quê phụ xe, bán hàng mưu sinh

Thạc sĩ bằng đỏ về quê phụ xe, bán hàng mưu sinh

Chủ nhật, 26/05/2013 07:30

Kinh tế suy thoái kéo theo đó là tình trạng thất nghiệp ngày càng gia tăng của các cử nhân, thạc sĩ. Nhiều người sở hữu bằng đỏ nhưng vẫn lận đận khi xin việc, mang hồ sơ đi xin việc khắp nơi, nhưng rồi vẫn hoàn thất nghiệp, phải về quê mưu sinh bằng các nghề khác nhau

Thạc sĩ đi phụ xe lấy tiền xin việc

Dáng cao gầy cùng nước da ngăm đen, thạc sĩ Cương nhìn già hơn nhiều so với tuổi 29. Vừa bắt xe từ Lâm Đồng ra Đà Nẵng tìm kiếm cơ hội việc làm nhưng không có kết quả, anh Cương nói giọng buồn thiu: "Cứ nghĩ học kiếm cái bằng thạc sĩ sẽ dễ tìm được công việc như mong muốn nhưng bây giờ nản quá rồi, không muốn đi nữa!".

Ra trường tháng 12/2011 với tấm bằng thạc sĩ loại giỏi, anh Cương hồ hởi với mơ ước sẽ được đứng trên bục giảng chứ không muốn làm trái nghề. Sau nhiều đêm thức trắng lên mạng tìm kiếm thông tin trường có nhu cầu tuyển giáo viên, nơi nào có chính sách thu hút cho thạc sĩ, anh lại tức tốc lên đường nộp hồ sơ. 2 năm trời chàng thạc sĩ rong ruổi khắp Ninh Bình, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Bình Dương…nhưng vẫn thất nghiệp

Xã hội - Thạc sĩ bằng đỏ về quê phụ xe, bán hàng mưu sinhẢnh minh họa. Nguồn: Internet

Thạc sĩ bán nông sản online kiếm sống qua ngày

Khó kiếm việc làm nên vừa tốt nghiệp Đại học là Lê Thị Thúy (quê Lào Cai) thi cao học và đỗ luôn. 26 tuổi, Thúy đã có tấm bằng thạc sĩ trong tay. Thế nhưng tấm bằng ấy cũng không thể đảm bảo cho Thúy tìm được một công việc có thu nhập tốt. 

Làm quen với môi trường kinh doanh trên mạng, Thúy phát hiện ra nhu cầu mua hàng nông sản của các bà nội trợ là rất lớn. Thúy quyết định thôi bán quần áo, chuyển sang bán nông sản online. Lúc đầu Thúy chỉ bán nấm hương, chua chát khô, mật ong rừng, rượu vì các sản phẩm này vốn ít, để lâu không sợ hỏng. Khi có lượng khách ổn định, đơn hàng nào Thúy cũng nhận, từ thuốc tắm của người Dao đỏ, lá nếp cẩm đồ xôi đến các nông sản nổi tiếng của Lào Cai như mận Tam Hoa, hạt dẻ rừng, trám tươi.

“Bán hàng qua mạng linh động về thời gian. Ở nhà mẹ mình cũng buôn bán nên nhập hàng được giá tốt. Đường sá bây giờ thuận tiện nên vận chuyển cũng dễ, cứ có đơn hàng hôm trước là hôm sau có hàng ở Hà Nội. Mỗi tháng cũng kiếm được khoảng 2-3 triệu”, Thúy nói.

Thạc sĩ thất nghiệp ở nhà làm nội trợ

Tốt nghiệp đại học, chờ mãi không xin được việc làm, Liên lại thi cao học. Hoàn thành chương trình thạc sĩ, cô vẫn chưa tìm được việc nên đành lên xe hoa, về làm nội tướng cho nhà chồng.

Liên kể, ở quê nhà Thiệu Hóa (Thanh Hóa) rất buồn chán, con gái lại có thì nên khi có người đến hỏi cưới, cô đành chấp nhận ở nhà sinh con, làm nội trợ, bỏ tấm bằng cao học mốc meo trong tủ.

Liên chỉ là một trong hàng chục nghìn thạc sĩ, cử nhân của tỉnh Thanh Hóa đang không xin được việc làm. Như trường hợp của Văn (quê Tĩnh Gia) từng là sinh viên xuất sắc của ĐH Hồng Đức, được cử đi thi Olympic Toán quốc gia. Năm 2008 ra trường, Văn đi xin việc khắp nơi nhưng đành thất vọng ngồi nhà.

Buồn chán, chàng cử nhân nộp hồ sơ đi học cao học và hoàn thành chương trình vào năm 2011. Hơn 2 năm qua, Văn phải mưu sinh bằng đủ thứ nghề, từ gia sư đến bán sim điện thoại. Mới đây, Văn xin được vào dạy hợp đồng ngắn hạn cho một trường cấp 3 với mức thù lao ít ỏi, không bảo hiểm và chẳng thấy tương lai.

Xã hội - Thạc sĩ bằng đỏ về quê phụ xe, bán hàng mưu sinh (Hình 2).Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Gửi 50 đơn xin việc, thạc sĩ Sing vẫn thất nghiệp

Sau khi tốt nghiệp với tấm bằng danh dự ở một trường đại học địa phương, Nam Anh, 34 tuổi nhận được bằng Thạc sĩ Văn học cách đây 2 năm.  

Với người bình thường, có bằng cấp cao hơn đồng nghĩa với việc cơ hội kiếm được một công việc lương cao sẽ cao hơn, tuy nhiên quá trình tìm việc của Nam Anh lại rất vất vả.

Nam Anh khẳng định rằng anh không hề cầu kì về phạm vi công việc và mức lương. Anh chỉ hi vọng tìm được một công việc tử tế với một mức lương đủ để nuôi sống mình.  

Anh đã gửi đi 50 bản lý lịch cho các cơ quan Chính phủ cũng như các công ty tư nhân, nhưng không nhận được bất kì  câu trả lời nào.

Anh cho biết anh tuyệt vọng đến mức nộp đơn cho cả những vị trí trong lĩnh vực thư viện, hành chính và quản trị viên tập sự - những vị trí không cần tới bằng Thạc sĩ - nhưng đều không có kết quả.

Lê Vy (tổng hợp)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.