Thất bại của nước Mỹ trong cuộc chiến Libya

Thứ 6, 28/12/2012 00:07

Kadafi vẫn còn đó, lực lượng nổi dậy và các đồng minh phương Tây của họ vẫn còn đó.

Điều gì đang xảy ra tại Libya? Tuần trước, Tổng thống Mỹ B.Obama đã nói rằng Mỹ sẽ tham chiến cùng Liên Hợp quốc – không tham gia vào các chiến dịch không kích – nhưng đó không phải là một cuộc chiến nhằm trục xuất ông Moammar Kadafi. Đúng hơn, mục đích của chiến dịch này chỉ nhằm ngăn chặn một cuộc thảm sát nhân đạo.

Ông Obama thừa nhận rằng ông muốn tận mắt nhìn thấy ông Kadafi ra đi, nhưng không phải phương thức đàn áp bằng quân sự. Thay vào đó, Mỹ sẽ sử dụng biện pháp phi quân sự để đẩy nhanh sự ra đi của ông Kadafi. Ông đã ràng buộc những quan điểm này và biến chúng thành sự hứa hẹn, giống như một thắng lợi vì đạo đức, dân chủ và vì những thường dân vô tội đang gặp nguy hiểm.

Nhưng giờ đây, nhiều tuần sau đó, những nút thắt của sự ràng buộc này đang dần bị phá bỏ. Cuộc chiến tiếp tục diễn ra vô cùng khốc liệt. Lực lượng nổi dậy, không chiến thắng cũng chẳng thất bại; ông Kadafi không cố thủ cũng chẳng ra đi như mọi người đều biết.

NATO với những mâu thuẫn không ngừng nổ ra trong nội bộ, không có sự ủy nhiệm chính thức để trục xuất nhà lãnh đạo Libya nhưng giờ đây NATO đang miễn cưỡng thực hiện điều này.

Hàng trăm người đã chết, trong khi đó sự khủng hoảng về kinh tế và ngoại giao đã chứng minh cho sự thất bại đó. Trong hoàn cảnh não nề như vậy, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi xuất hiện một khuynh hướng tự nhiên về một “nhiệm vụ dè dặt” mà Mỹ và các nước đồng minh NATO của họ đang tính toán để phá vỡ thế bế tắc này.

Anh, Pháp và Italia nói rằng họ sẽ gửi các cố vấn quân sự tới để giúp đỡ lực lượng nổi dậy. Vào ngày thứ năm, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert M. Gate nói rằng ông Obama đã cho phép triển khai các máy bay quân sự không người lái Predator (biệt danh Dã thú) tới các mục tiêu quân sự của ông Kadafi, tăng thêm vai trò của Mỹ trong một cuộc xung đột đang gia tăng mà dường như quan trọng hơn là với vai trò bảo vệ các thường dân vô tội.

Tình hình vô cùng phức tạp và đó không phải vấn đề gì quá xa lạ. Những người đề nghị gia tăng các hành động quân sự chống lại ông Kadafi cho rằng Mỹ không hoàn toàn tận tâm, không sẵn sàng mạo hiểm giá trị của đồng đô la hoặc mạng sống để thực hiện các nhiệm vụ của mình. Đó là một vài sự thực đã được phân tích và thấy rõ.

Ông Richard N. Haass – Chủ tịch Hội đồng Quan hệ đối ngoại đã cảnh báo: Có một khe hở giữa những mục tiêu đầy tham vọng trong việc trục xuất ông Kadafi và những giới hạn rất lớn mà Mỹ gán cho vấn đề này.

Mỹ không những chẳng có bất cứ một mối quan tâm đến an ninh quốc gia mang tính sống còn nào đang bị lâm nguy mà họ còn sẵn sàng đổ bộ 100.000 quân tới Afghanistan, 50.000 quân tới Iraq và 18.000 quân tới hỗ trợ cho Nhật Bản sau trận động đất và sóng thần vừa qua.

Mỹ và cộng đồng quốc tế đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ dân thường trước cuộc khủng hoảng nhân đạo hay tội ác diệt chủng, nhưng chẳng có ai thừa nhận rằng Libya có phải là một ví dụ điển hình hay không, điều này có thể nhận ra từ tất cả các bi kịch và các trường hợp chiến tranh đẫm máu khác trên toàn thế giới.

Nếu như có bằng chứng tình báo về “tình trạng bạo lực trên một quy mô rộng lớn” như ông Obama đã cảnh báo, vậy bằng chứng đó là gì? Nước Mỹ không thể có khả năng chiến đấu với tất cả những kẻ độc tài đang phát triển vũ khí để chống lại nhân dân của họ như Mỹ mong muốn.

Chắc chắn, Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện các nỗ lực ngoại giao, những sự trừng phạt về kinh tế và những chuyến hàng viện trợ vô điều kiện của mình; bằng tất cả các phương thức đó, Mỹ sẽ tạo sức ép lên ông Kadafi. Có thể ông Kadafi sẽ quyết định thi hành sự thất bại của mình và thừa nhận việc giảm bớt đi một số nguồn tài chính và sống ở một nơi có thể tận dụng được hàng triệu USD mà ông đã có được hơn là lựa chọn phương thức “chìm xuồng” với tất cả những gì mình có.

Nhưng cho dù ông Kadafi không làm như vậy thì cũng đến lúc chính quyền của ông Obama bắt đầu xác định lại những mục tiêu của mình. Đó là thời điểm để suy nghĩ về việc ngừng bắn, một giải pháp đàm phán bao gồm cả việc bảo vệ cho cả lực lượng nổi dậy và thường dân. Có thể điều này sẽ có một ý nghĩa phân chia quốc gia trên thực tế và một vài sự cải cách dân chủ sẽ được đảm phán. Những bước đi này thậm chí có thể được tiến hành cùng lúc với việc thế giới tiếp tục những nỗ lực phi quân sự để thuyết phục ông Kadafi ra đi.

Mỹ đang tham chiến cùng một lúc hai cuộc chiến tranh, cả hai cuộc chiến đều chứng tỏ sự nản lòng. Các nguồn lực của Mỹ chỉ có giới hạn và một tình cảnh có lợi khó có thể xảy ra. Nước Mỹ không nên lún quá sâu hơn nữa vào các cuộc chiến này. Nhân dân Mỹ, các thường dân ở các nước đang có chiến tranh và nhân dân toàn thế giới đang dõi mắt trông theo từng động thái chính quyền của Tổng thống Obama.

Chí Thành (tổng hợp)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star
Tag: Ý

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.