Luật sư Huỳnh Thanh Thi.
“Các công ty thám tử” đang hoạt động chui và khó kiểm soát
PV: Xin ông cho biết quy định pháp luật về vấn đề này?
LS: Cho đến thời điểm này, Nhà nước ta chưa có bất kỳ một quy định nào hợp pháp hóa hoạt động của các “thám tử tư”. Pháp luật Việt Nam hiện hành nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ điều tra, hoạt động “thám tử tư” dưới mọi hình thức. Trên thực tế, các công ty “ thám tử ” thường núp bóng dưới cái tên công ty cung cấp thông tin.
PV: Các thám tử tư thường tiến hành các hoạt động thu thập thông tin cá nhân theo yêu cầu của khách hàng. Vậy những hoạt động này có vi phạm pháp luật không? Người bị thu thập thông tin cá nhân có thể làm gì để bảo vệ mình?
LS: Điều 38, Bộ luật Dân sự 2005 (BLDS) thì thông tin riêng tư, bí mật của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ (trừ trường hợp việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, hoặc được người đó cho phép). Do vậy, hoạt động bí mật thu thập thông tin cá nhân của các “thám tử tư” là trái với quy định của pháp luật và xâm phạm nghiêm trọng đến quyền bí mật đời tư của cá nhân.
Nếu người bị thu thập thông tin đời tư cá nhân có đủ chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm của “thám tử tư” và thiệt hại đã xảy ra thì có thể khởi kiện dân sự, yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 604, BLDS. Nếu hành vi thu thập thông tin đời tư cá nhân của “thám tử tư” gây hậu quả nghiêm trọng có thể sẽ bị xử lý hình sự theo Điều 125, Bộ luật Hình sự:
PV: Pháp luật không cho phép thành lập các công ty “thám tử tư” nhưng trên thực tế, có rất nhiều công ty hoạt động kiểu “thám tử tư” đã được thành lập và vẫn đang hoạt động. Vậy việc xử phạt các công ty này được pháp luật quy định