Đại diện Cục thuế TPHCM cho biết, hoạt động điều tiết của Uber Hà Lan đối với các hãng vận tải là do Uber Hà Lan điều tiết thông qua phần mềm trên hệ thống thiết bị thông minh, điện thoại.
Đó là giao dịch điện tử, thanh toán quốc tế về thương mại bằng thẻ, nên việc kiểm soát rất khó đối với cơ quan quản lý, ngay cả phía ngân hàng.
Đại diện Cục Thuế TP HCM cho biết, Tổng Cục Thuế đã chỉ đạo Cục Thuế thành phố rà soát hệ thống này, cơ quan thuế cũng phối hợp với Sở GTVT để thu thập danh sách và từ 2014, Cục Thuế TP HCM đã rà soát danh sách các tổ chức, hợp tác xã có tham gia hoạt động vận tải này.
Đến nay Uber Việt Nam chỉ mới chỉ kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp về phần chi phí quản lý mà bên Uber Hà Lan trả cho họ để họ làm công việc quản lý khách hàng, giao dịch giải đáp thắc mắc của các khách hàng của Uber và thuế thu nhập cá nhân phát sinh.
Uber Taxi hoạt động mạnh mẽ tại TPHCM.
Còn toàn bộ vận tải do Uber Hà Lan quản lý nhưng đến nay Uber Hà Lan chưa kê khai thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Cơ quan thuế đã có văn bản gửi yêu cầu Uber Việt Nam phải thực hiện nghĩa vụ thuế thông qua một đại diện của Uber Hà Lan được ủy quyền tại Việt Nam. Tuy nhiên đến nay Uber chưa có hồi đáp nào.
Cũng theo đại diện Cục thuế TP HCM, Uber khá “khôn ngoan” nhằm tránh được sự điều tiết của pháp luật, nhất là nghĩa vụ thuế, vì Việt Nam không phải là nơi kinh doanh đầu tiên của Uber, do vậy họ có kinh nghiệm về tổ chức kinh doanh, thành lập, hợp đồng ký với taxi, thuế khóa...
Một đại diện Cục thuế TPHCM cho biết: “Chúng tôi khẳng định rõ Uber có trách nhiệm kê khai và nộp thuế với tất cả khoản thu nhập tại Việt Nam. Còn nếu Uber trong quá trình thực thu nghĩa vụ thuế có gặp bất cứ khó khăn vướng mắc nào về thủ tục cần sự trợ giúp của Cục