Thu hút đầu tư vào cơ sở hạ tầng giúp tạo động lực tăng trưởng kinh tế

Thu hút đầu tư vào cơ sở hạ tầng giúp tạo động lực tăng trưởng kinh tế

Nguyễn Phương Anh
Thứ 5, 18/08/2022 | 13:29
0
Việt Nam đã chuẩn bị sẵn sàng trong giải quyết các vấn đề còn tồn tại đối với nhà đầu tư tư nhân, tạo đòn bẩy thu hút đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng.

HSBC vừa công bố báo cáo về bức tranh tổng thể của phát triển cơ sở hạ tầng và tình hình kinh tế tại Việt Nam.

Theo đó, sau hai năm gián đoạn vì đại dịch, phát triển cơ sở hạ tầng được ưu tiên trở lại. Đồng thời, mở rộng giao thông đường bộ trở thành ưu tiên số một, nhưng Việt Nam cần tiến hành thêm cải cách để thu hút sự tham gia đầu tư của khối tư nhân. 

Các chuyên gia HSBC nhận định, trong bối cảnh gián đoạn do Covid-19, sự chú trọng vào cơ sở hạ tầng dài hạn đã trở lại như một mối quan tâm hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách. Đặc biệt, nâng cấp và mở rộng kết nối đường bộ của Việt Nam vẫn là vấn đề cốt lõi. Mặc dù vậy, một số dự án lớn rơi vào tình trạng đình trệ kéo dài và đội vốn khiến các cơ quan chức năng phải có vai trò tích cực hơn trong việc giám sát tiến độ và giải quyết các vấn đề còn tồn đọng.

Ngoài ra, để cân bằng giữa nhu cầu ngày càng tăng đối với cơ sở hạ tầng chất lượng và sự hạn chế trong nguồn vốn công, Việt Nam sẽ cần tiếp tục khai thác mô hình đối tác công tư (Public-Private Partnership - PPP). 

Bên cạnh đó, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư được ban hành gần đây là một động thái tích cực, thể hiện sự sẵn sàng của chính quyền trong việc giải quyết các vấn đề còn tồn tại đối với các nhà đầu tư tư nhân. 

Đến lúc xem xét lại cơ sở hạ tầng

Theo báo cáo, Việt Nam có niềm tin vững chắc vào việc cơ sở hạ tầng chất lượng sẽ hỗ trợ tăng trưởng bền vững. Không ngạc nhiên khi Chính phủ một lần nữa đặt việc phát triển cơ sở hạ tầng là ưu tiên hàng đầu cần đạt được trong Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội giai đoạn 2021-2030.

Xu hướng thị trường - Thu hút đầu tư vào cơ sở hạ tầng giúp tạo động lực tăng trưởng kinh tế

Cơ sở hạ tầng lạc hậu và quá tải liên tục được coi là trở ngại đối với năng lực sản xuất.

Mặc dù đã có những cải thiện nhất định, chuyên gia HSBC nhận định Việt Nam vẫn cần đạt được tiến triển hơn nữa trong chất lượng cơ sở hạ tầng. Theo Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu năm 2019, Việt Nam xếp thứ 77 trong tổng số 141 quốc gia về cơ sở hạ tầng tổng thể, với thứ hạng thấp trên hầu hết các lĩnh vực giao thông, đặc biệt là về chất lượng vận tải đường bộ và hàng không. 

Có thể thấy, Việt Nam là quốc gia đứng đầu khu vực về thu hút FDI, tuy nhiên cơ sở hạ tầng lạc hậu và quá tải liên tục được coi là trở ngại đối với năng lực sản xuất trong tương lai.

Ngoài việc nâng cấp cơ sở hạ tầng hiện có, Việt Nam cũng đang cần thu hút thêm đầu tư vào cơ sở hạ tầng mới để duy trì tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và thích ứng với tốc độ đô thị hóa đang gia tăng. Dựa trên ước tính của Trung tâm Cơ sở hạ tầng Toàn cầu, trung bình Việt Nam cần 25 tỷ USD trong 20 năm tới, cao hơn gần 5 tỷ USD so với ước tính mỗi năm trước đó. Mặc dù lĩnh vực năng lượng vẫn chiếm tỉ lệ lớn nhất đạt 44%, vận tải đường bộ đã tăng lên đáng kể ở mức 22%, tiếp theo đó là viễn thông với 16%.

Với tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, các chuyên gia cho rằng không khó hiểu tại sao Việt Nam đang đẩy mạnh tiến độ mũi nhọn của tuyến đường cao tốc trọng điểm Bắc - Nam. Đường bộ là phương tiện vận tải đóng vai trò chủ đạo, chiếm 3/4 lượng vận chuyển hàng hóa và hơn 90% lượng chuyên chở hành khách. 

Các nhà chức trách đang thúc đẩy các dự án như sân bay quốc tế Long Thành, đường sắt cao tốc Bắc Nam và các tuyến tàu điện ngầm mới của Tp.HCM để tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hành khách và hàng hóa. Mặc dù vậy, có nhiều dự án rơi vào tình trạng đình trệ kéo dài và đội vốn.

Ví dụ, đường cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt, mới chỉ hoàn thành 1,5% đã khiến Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải phải đảm bảo tiến độ bằng cách giải quyết các vấn đề liên quan đến nhà thầu hạn chế. Các vấn đề tương tự cũng phát sinh ở tuyến tàu điện ngầm thứ hai của Hà Nội, với thời gian hoàn thành ban đầu dự kiến là đầu năm 2018 sau đó đã được đẩy đến cuối năm 2022.

Giờ đây, các cơ quan chức năng đang bắt đầu đóng vai trò tích cực hơn trong việc giám sát tiến độ và tháo gỡ các khó khăn cho các dự án cơ sở hạ tầng này. Mới đây, Chính phủ đã thành lập một ban chỉ đạo do Thủ tướng đứng đầu nhằm hỗ trợ thực hiện các dự án giao thông trọng điểm.

Xu hướng thị trường - Thu hút đầu tư vào cơ sở hạ tầng giúp tạo động lực tăng trưởng kinh tế (Hình 2).

Đảm bảo tiến độ dự án cơ sở hạ tầng bằng cách giải quyết các vấn đề liên quan đến nhà thầu.

Với tham vọng của Việt Nam về cơ sở hạ tầng, một câu hỏi quan trọng khác đặt ra là nguồn vốn ở đâu? Theo báo cáo, hiện nay, khoảng 90% chi tiêu cho cơ sở hạ tầng của Việt Nam đến từ các nguồn công, với nguồn tài chính ưu đãi chiếm gần 50% tổng ngân sách cơ sở hạ tầng từ năm 2010 đến năm 2015 ( theo Ngân hàng Thế giới, tháng 5/2020). 

Một điểm tích cực là Việt Nam đã đạt được tiến bộ trong việc đơn giản hóa khung pháp lý để giải quyết các vấn đề còn tồn tại. Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) vốn được trông đợi từ lâu đã được Quốc hội thông qua vào giữa năm 2020, trước khi có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.

Lần đầu tiên, PPP cho phép Nhà nước cam kết các cơ chế chia sẻ doanh thu, nhiều khả năng sẽ thúc đẩy các dự án PPP. Tuy nhiên, chỉ thế thôi chưa đủ. Nhìn rộng ra, Việt Nam cần thêm nhiều cải cách hơn nữa để cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút sự tham gia của khối tư nhân vào các kế hoạch cơ sở hạ tầng dài hạn, thúc đẩy khả năng cạnh tranh của Việt Nam.

Bức tranh kinh tế “yếu ngoài, mạnh trong”

Báo cáo cũng nhận định về tình hình kinh tế của Việt Nam, cụ thể sau mức tăng trưởng ấn tượng 17% trong 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu của Việt Nam bắt đầu nửa sau năm với đà tăng thấp hơn so với kỳ vọng.

Xuất khẩu tăng nhẹ 8,9% trong tháng 7 so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù xu hướng này không hẳn là một bất ngờ trong bối cảnh lạm phát tác động lên thu nhập thực tế và sự dịch chuyển từ hàng hóa sang dịch vụ ở phương Tây, điều đáng ngạc nhiên chính là ảnh hưởng của nó được thể hiện trong dữ liệu thương mại của Việt Nam. 

Trong khi đó, tăng trưởng nhập khẩu ghi nhận giảm. Một phần nguyên nhân là do giá năng lượng giảm, nhờ vậy làm giảm các hóa đơn nhập khẩu hàng hóa như sắt thép, than đá và dầu thô. Mặc dù tăng trưởng cả xuất và nhập khẩu đều không nhiều nhưng cán cân thương mại vẫn đi ngang trong tháng 7. Việt Nam có khả năng sẽ có năm thứ hai liên tiếp thâm hụt tài khoản vãng lai, gây áp lực đối với đồng Việt Nam.

Theo các chuyên gia, bất chấp bức tranh bên ngoài kém tươi sáng, nền kinh tế trong nước tiếp tục gặt hái thành công nhất định. Tăng trưởng doanh thu bán lẻ ghi nhận mức cao kỷ lục hơn 55% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù một phần do hiệu ứng cơ sở thuận lợi, đà tiêu thụ tiếp tục tăng mạnh đối với cả hàng hóa và dịch vụ. Đặc biệt, doanh số các ngành liên quan đến du lịch rất đáng lưu ý, chứng kiến mức tăng trưởng hai con số 4 tháng liên tiếp.

 

Xây dựng trung tâm dữ liệu tập trung của ngành nông nghiệp

Thứ 6, 12/08/2022 | 13:10
Đến năm 2025, hoàn thành xây dựng trung tâm dữ liệu tập trung của ngành nông nghiệp chuyên sâu, phục vụ phân tích và dự báo tình hình thị trường nông sản.

3 phẩm chất quan trọng lãnh đạo cần có trong giai đoạn nhiều bất định

Thứ 4, 10/08/2022 | 10:13
Lãnh đạo cần nuôi dưỡng văn hoá tin tưởng và hợp tác trong các nhân viên mà họ dẫn dắt, bởi điều này sẽ làm tăng tinh thần và năng suất làm việc chung của toàn nhóm.

Campuchia kiểm tra mì Việt Nam về hóa chất cấm

Thứ 4, 10/08/2022 | 08:55
Campuchia đang thành lập các đoàn kiểm tra tất cả các loại mì hiện có trên thị trường do quan ngại về các sản phẩm mì ăn liền của Việt Nam.

Chậm trễ kiểm dịch nông sản nhập khẩu vào Úc, doanh nghiệp Việt cần lưu ý gì?

Thứ 3, 09/08/2022 | 17:22
Thương vụ Việt Nam tại Úc đề nghị các doanh nghiệp tuân thủ điều kiện nhập khẩu vào Úc để tránh phát sinh thêm thời gian trong điều kiện chậm thông quan hiện nay.

Cá tra Nam Việt báo lãi quý II/2022 cao gấp 10 lần cùng kỳ

Thứ 6, 22/07/2022 | 17:37
Sản lượng tăng cao, giá bán tăng mạnh cùng nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường đều đồng loạt tăng giúp Nam Việt có quý lãi cao kỷ lục thứ hai kể từ khi niêm yết.
Cùng tác giả

Vợ chồng Chủ tịch thoái hết vốn, điều gì đang xảy ra ở Cà phê Gia Lai?

Thứ 6, 17/05/2024 | 15:45
Trong bối cảnh công ty kinh doanh sa sút với nhiều cảnh báo, vợ chồng Chủ tịch HĐQT Cà phê Gia Lai Trịnh Đình Trường đã cùng nhau thoái vốn, thu về hơn 19 tỷ đồng.

Hệ thống vận tải thuận lợi thúc đẩy xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang Nga

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:26
3 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu cá ngừ sang Nga đạt gần 10 triệu USD, tăng 65% so với cùng kỳ; là thị trường nhập khẩu cá ngừ đơn lẻ lớn thứ 4 của Việt Nam.

Cổ phiếu tăng 94% từ đầu năm, một công ty chi hơn 80 tỷ đồng trả cổ tức

Thứ 5, 16/05/2024 | 15:08
Nếu hoàn tất trả cổ tức đợt 3 năm 2023, Khử trùng Việt Nam sẽ chi ra tổng số tiền khoảng 125 tỷ đồng chi trả cổ tức cho cổ đông công ty.

Giá heo tăng và cuộc đua lợi nhuận của doanh nghiệp ngành chăn nuôi

Thứ 5, 16/05/2024 | 12:23
Trước tăng trưởng của giá thịt heo, doanh nghiệp ngành chăn nuôi chứng kiến chiều phục hồi ở cả doanh thu và lợi nhuận, song chỉ có HAGL dường như đứng ngoài cuộc...

Xử lý triệt để vi phạm về hệ thống giám sát hành trình tàu cá

Thứ 4, 15/05/2024 | 20:49
Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT rà soát toàn bộ hệ thống VMS nhằm đảm bảo phát hiện kịp thời các trường hợp tự ý ngắt kết nối, tháo gửi thiết bị sang các tàu khác...
Cùng chuyên mục

Hệ thống vận tải thuận lợi thúc đẩy xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang Nga

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:26
3 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu cá ngừ sang Nga đạt gần 10 triệu USD, tăng 65% so với cùng kỳ; là thị trường nhập khẩu cá ngừ đơn lẻ lớn thứ 4 của Việt Nam.

Lý do “bùng nổ” cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam và bài toán thị phần

Thứ 6, 17/05/2024 | 08:00
Mô hình cửa hàng tiện lợi lên ngôi vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng độ phủ nhưng cũng khiến các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam chật vật giữ thị phần.

Top 10 tỉnh thành dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu

Thứ 5, 16/05/2024 | 15:56
Báo cáo nêu rõ, năm 2023 là năm khó khăn đối với kinh tế Việt Nam trước tác động từ cả bên trong và bên ngoài.

Biến cơ hội thành tiềm năng nhờ hợp tác quốc tế trong nông nghiệp

Thứ 2, 13/05/2024 | 18:46
Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định, Việt Nam cần sự tư vấn kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm từ các đối tác đi trước để phát triển xanh, bền vững ngành nông nghiệp.

Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc liên tục sụt giảm

Thứ 2, 13/05/2024 | 10:03
Theo VASEP, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc liên tục ghi nhận sụt giảm từ tháng 2 do ảnh hưởng của lạm phát và cạnh tranh nguồn cung.
     
Nổi bật trong ngày

Chi hơn 31 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

Chủ nhật, 19/05/2024 | 06:00
4 tháng đầu năm 2024, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng có quy mô kim ngạch nhập khẩu lớn nhất cả nước.

Giá vàng 19/5: Vàng SJC tăng lên 90,4 triệu đồng/lượng

Chủ nhật, 19/05/2024 | 07:58
Giá vàng trên thị trường thế giới chốt tuần thứ 2 tăng, trên 2.400 USD/ounce. Giá vàng trong nước tăng theo, trên mốc 90 triệu đồng/lượng.