Tuần trước, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã đưa ra lời xin lỗi chính thức với Omar Khadr, một kẻ khủng bố al-Qaeda bị buộc tội ám sát một binh lính Mỹ.
Theo The Daily Wire, không chỉ xin lỗi, ông Trudeau còn thay mặt Chính phủ Canada bồi thường cho Khadr một khoản tiền lên tới 10,5 triệu USD “để bù đắp cho những gì mà kẻ khủng bố này đã phải chịu đựng” trong suốt thời gian điều tra.
Tờ Wall Street Journal ghi nhận “đây là khoản tiền đền bù khổng lồ xuất hiện trong hệ thống tư pháp Canada, thậm chí còn cao hơn nhiều tòa án ở Mỹ".
15 năm trước, Khadr đã ném một trái lựu đạn và giết chết Thượng Sĩ Christopher Speer - đang làm nhiệm vụ quân y ở Afghanistan và làm mù mắt Thượng Sĩ Layne Morris.
Khadr trải qua thời gian điều tra và bị giam giữ tại Vịnh Guantanamo. Sau khi tại ngoại, nhân vật này đã kiện Chính phủ Canada, đòi bồi thường 20 triệu USD vì những tổn thất phải hứng chịu.
Trên thực tế, thành viên nhỏ tuổi của al-Qaeda đã chính thức bị kết án 40 năm tù, nhưng được giảm xuống còn 8 năm.
Khadr vẫn chưa bước qua tuổi 16 tại thời điểm thực hiện hành vi tội ác của mình. Năm 2010 Tòa án Tối cao của Canada cho rằng, các cuộc thẩm vấn thực hiện bởi các nhân viên tình báo nước này trong giai đoạn 2003-2004 đối với Khadr đã vi phạm tiêu chuẩn ứng xử đối với trẻ vị thành niên.
Theo truyền thông Canada, những sai phạm này xảy ra trong nhiệm kỳ của các cựu Thủ tướng Jean Chrétien và Paul Martin. Tòa án Tối cao Canada đã ra yêu cầu bồi thường thiệt hại cho Khadr.
Trong khi gia đình nạn nhân của quân nhân Mỹ đã nhận được phán quyết bồi thường 134 triệu USD, lời xin lỗi và hành động bù đắp đối với Khadr từ người đứng đầu chính phủ Canada đã dấy lên làn sóng tranh cãi.
Nói trên Fox News, cựu ứng viên Tổng thống Mỹ Herman Cain mô tả câu chuyện là một thảm họa đối với hệ thống tư pháp Canada. “Về cơ bản Canada đang ban thưởng cho một kẻ sát nhân”, ông nói.
Tờ báo Mỹ cũng cho rằng, phán quyết của tòa án đã không dựa trên những mặt tốt trong quá trình xét xử, thay vào đó, quyết định này đang bị lệ thuộc vào những quy tắc máy móc của hệ thống pháp luật.
Đọc thêm>>> Vì sao Nga không hề sợ tên lửa Triều Tiên?
Quốc Vinh