Hiện nhóm thực hiện đề tài đã tiến hành xác định ADN của đàn bò tót lai, làm chuồng trại, trồng cỏ, theo dõi động dục…
Chú bò tót trông thật oai nghiêm
Theo ông Vân, việc sử dụng bò lai F1 để tạo ra bò lai F2 có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa nguồn gen quý từ động vật hoang dã vào vật nuôi để cải thiện năng suất, chất lượng, khả năng chống chọi với bệnh tất và đáp ứng với điều kiện chăn nuôi quảng canh.
Bò tót rong đuổi theo bò nhà
Cuộc giao phối "không cân sức"
Những chú bê lai ra đời, có thể trọng to cao - Ảnh: Vườn quốc gia Phước Bình cung cấp
Do có 50% máu bò tót (một cách ước tính tương đối), nên đàn bò F1 đã thể hiện khả năng tăng trọng nhanh, chịu đựng tốt các điều kiện nuôi dưỡng kham khổ so với đàn bò nhà.
Đề tài này do sở khoa học-công nghệ hai tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận đầu tư kinh phí gần 2 tỉ đồng.
Được biết, từ cuối năm 2008 đến nay, tại vườn quốc gia Phước Bình xuất hiện bò tót đực nặng gần 1 tấn tách bầy, thường xuyên về sống chung với đàn bò nhà của người dân xã Phước Bình, H.Bác Ái (Ninh Thuận) và cho ra đời hơn 10 bê lai có thể trọng cao to, khác hẳn bò nhà.
Theo Thanh niên