“Thua” Anh trong việc đòi điều tra vụ Skripal, Nga tới tấp phản đòn

“Thua” Anh trong việc đòi điều tra vụ Skripal, Nga tới tấp phản đòn

Vũ Thu Hương

Vũ Thu Hương

Thứ 5, 05/04/2018 13:10

Đề xuất của Nga về một cuộc điều tra chung về nghi án đầu độc cựu điệp viên Nga Sergei Skripal xảy ra ở Anh đã thất bại vào hôm 4/4 khi Moscow chỉ giành được 6 phiếu ủng hộ.

Theo Business Insider, tổ chức Cấm vũ khí Hóa học thế giới (OPCW) đã bỏ phiếu bác đề xuất của Nga trong vụ điều tra nghi án tấn công cựu điệp viên Sergei Skripal.

"Đề xuất của Nga không được ủng hộ", một nguồn tin ngoại giao cho biết.

Chỉ có 6 nước bỏ phiếu cho Nga là Nga, Trung Quốc, Azerbaijan, Sudan, Algeria và Iran, 17 nước bỏ phiếu trắng.

OPCW gồm 41 thành viên và thường ra quyết định dựa trên 2/3 đa số phiếu.

Nga cáo buộc Anh không cho tiếp cận cuộc điều tra do OPCW tiến hành, và phủ nhận bất cứ sự dính líu nào trong vụ tấn công. 

“Thua” Anh trong việc đòi điều tra vụ Skripal, Nga tới tấp phản đòn

Lực lượng chức năng Nga bên hiện trường nơi xảy ra vụ đầu độc cựu điệp viên Skripal.

Trong cuộc họp báo sau bỏ phiếu, Nga mô tả những gì xảy ra ở Salisbury giống như một "cuộc tấn công khủng bố", đồng thời chỉ trích mạnh mẽ Mỹ và các nước EU đứng về phía Anh.

"OPCW bỏ phiếu hôm nay, nhưng không may là chúng tôi không có đủ 2/3 số phiếu cần thiết. Anh, Mỹ, các nước EU, NATO và một số đồng minh Châu Á của Mỹ bỏ phiếu chống", phái viên Nga Alexander Shulgin tại NATO cho biết.

"Tuy nhiên, điều đáng chú ý là có tới 23 nước từ chối đứng về phía Anh và Mỹ. Họ đã bỏ phiếu trống hoặc phiếu trắng. Và đây là một nửa số thành viên của OPCW",  ông Shulgin giải thích thêm.

Trước đó, phái đoàn Anh tại OPCW cho rằng, đề xuất của Nga muốn tham gia điều tra chung là "quá đáng”.

Và khi đề xuất của Nga bị thất bại, Ngoại trưởng Anh Boris Johnson đã tỏ rõ sự đắc ý.  

Căng thẳng liên quan đến vụ đầu độc cựu điệp viên Skripal ngày càng gia tăng. Những cáo buộc của Anh rằng Nga đứng sau vụ đầu độc đã gây nên vụ trục xuất hàng loạt nhà ngoại giao của các đồng minh của Anh ở phương Tây trong đó có Mỹ. Đáp trả, Nga cũng trục xuất các nhà ngoại giao các nước phương Tây. Không chỉ vậy, Nga cũng liên tục có các phản ứng cứng rắn trước sự việc.

Theo TASS, Nga đã yêu cầu một phiên họp mở của hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trong ngày 5/4 để thảo luận về các cáo buộc từ phía London rằng Moscow sử dụng chất độc thần kinh để đầu độc cựu điệp viên Sergei Skripal và con gái ở Anh hôm 4/3.

Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vasily Nebenzya đã viết thư cho chủ tịch Hội đồng bảo an rằng: "Việc sử dụng vũ khí hóa học của bất cứ ai ở bất cứ nơi đâu là điều "không thể chấp nhận được và phải được điều tra và trừng phạt"”.

Đại sứ Nebenzya đã gửi yêu cầu sau khi văn phòng Đối ngoại và Thịnh vượng chung (bộ Ngoại giao Anh) xóa bài viết đăng ngày 22/3 trên mạng xã hội Twitter, trong đó tuyên bố các chuyên gia tại phòng thí nghiệm vũ khí hóa học ở cơ sở nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Quốc phòng Porton Down xác nhận chất đầu độc ông Skripal và con gái Yulia là "chất độc thần kinh cấp quân sự Novichok ở Nga".

Bộ Ngoại giao Anh thừa nhận đã xóa bài đăng trên mạng xã hội, trong đó cho biết các chuyên gia về vũ khí hóa học của Anh tin rằng, Nga đã sản xuất chất độc thần kinh Novichok, chất độc đầu độc ông Sergei Skripal tại Salisbury.

Người phát ngôn bộ Ngoại giao Anh chia sẻ rằng bài viết trên mạng xã hội đã được gỡ bỏ bởi vì nó đã "bị cắt ngắn và không phản ánh chính xác" một thông báo của Đại sứ Anh tới Moscow vào tháng trước.

Xem thêm >> Bình luận hiếm của TT Putin về vụ cựu điệp viên Skripal bị đầu độc

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.