Tại hội thảo có sự tham gia của đại diện các cơ quan chính phủ, các Bộ ngành liên quan, tỉnh, doanh nghiệp nhà nước, các Hiệp hội khoa học kỹ thuật, các trường đại học liên quan, các tổ chức quốc tế, NGO chuyên gia độc lập.
Mục tiêu của buổi hội thảo là đánh giá mô hình quản trị tài nguyên năm 2017, từ đó đưa ra những nhận định về mức độ ảnh hưởng của mô hình tới mục tiêu phát triển quốc gia và đời sống của người dân. Ngoài ra, xem xét lại các công cụ và cơ chế quản trị tài nguyên tại Việt Nam nhằm xác định tiến trình và các thách thức; mục tiêu này được nhìn nhận thông qua các sáng kiến đang được thúc đẩy tại Việt Nam: EITI; Minh bạch ngân sách (BTAP); Chính phủ mở (TT); Tăng cường tiếng nói của người dân… (Không gian XHDS). Thảo luận về sự cần thiết của những ý tưởng đột phá để đạt được mô hình quản trị phù hợp đối với ngành công nghiệp khai khoáng ở Việt Nam hướng đến sự phát triển toàn diện.
Tài nguyên giàu có và cách quản lý như thế nào để có thể tạo nên bước tiến đối với nền kinh tế và đời sống của người dân đang sống tại những quốc gia giàu tài nguyên. Đây chính là một trong những kết quả quan trọng được thể hiện trong Chỉ số quản trị tài nguyên, đã được công bố ngày 28/6/2017 bởi Viện quản trị tài nguyên (NRGI). Chỉ số quản trị tài nguyên ra đời nhằm đánh giá chất lượng quản trị tài nguyên thiên nhiên tại 81 quôc gia, hiện đang đóng góp 82% tổng trữ lượng dầu toàn thế giới, 78% tổng lượng khí thiên nhiên và 72% tổng lượng đồng, chưa kể các loại tài nguyên khác.
Theo kết quả đánh giá của Chỉ số quản trị tài nguyên 2017 cho thấy 66 quốc gia được đánh giá là yếu kém hoặc không thể kiểm soát ngành công nghiệp khai thác. Trong đó, quản trị tài nguyên yếu kém cùng với tham nhũng có hệ thống là những thách thức lớn hiện đang tồn tại. Khoảng cách giữa chính sách và thực tiễn ngày càng lớn tại các quốc gia nơi mà tham nhũng mang tính hệ thống, cũng như xảy ra ngay trong các quy định chính sách của khai thác khoáng sản bao gồm: tác động môi trường và xã hội, quản lý nguồn thu, quản lý ngân sách nhà nước, doanh nghiệp quốc doanh và phân bố nguồn thu giữa trung ương và chính quyền địa phương. Vấn đề nghiêm trọng hơn nữa là những tác động tới người dân sinh sống gần khu vực khai thác khoáng sản. Vì vậy cần phải nỗ lực trong việc đưa ra các mục tiêu phát triển, giảm thiểu tác động môi trường và xã hội, cũng như chia sẻ công bằng nguồn thu từ khai thác tài nguyên.
Bên cạnh đó, những trường hợp trốn tránh thuế và thất thoát doanh thu gây ra những tổn thương và rủi ro trầm trọng hơn cho nhiều quốc gia không còn khả năng thu thuế mà đáng ra các doanh nghiệp phải đóng góp.
Với mỗi đánh giá, Chỉ số quản trị tài nguyên cũng đưa ra những lời khuyến nghị có giá trị cho các quốc gia và cộng đồng quốc tế trong quản trị tài nguyên.
Thứ nhất, chính phủ cần tăng cường việc thực thi pháp luật và các quy định trong hoạt động khai thác.
Thứ hai, việc kêu gọi các chính phủ hỗ trợ thúc đẩy những biện pháp minh bạch và thông qua thực hiện các luật yêu cầu công bố các thông tin trong ngành khai khoáng.
Thứ ba, các yếu điểm của SOE được chỉ ra ở hầu hết các trường hợp cũng như vai trò then chốt của họ tại các quốc gia giàu tài nguyên, cũng như cần thiết phải có những cải cách lớn.
Thứ tư, NRGI đã kêu gọi đảo ngược xu hướng đóng cửa không gian xã hội dân sự tại các quốc gia giàu tài nguyên.
Thứ năm, chính phủ các quốc gia có các công ty khai thác, các tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ nên phối hợp với nhau thúc đẩy mạnh mẽ khung quản trị tài nguyên thiên nhiên, bao gồm mức ảnh hưởng với cách thức hoạt động của các công ty đa quốc gia.
Việt Nam là một quốc gia có nhiều tiềm năng về khoáng sản. Trong 3 thập kỷ gần đây, các ngành công nghiệp khai thác của Việt Nam đã phát triển nhanh chóng và đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước. Mặc dù trong Hiến chương Tài nguyên thiên nhiên và Luật Khoáng sản đã thừa nhận rằng “tài nguyên khoáng sản thuộc về người dân”, tuy nhiên cơ hội tham gia của cộng đồng trong ngành này vẫn còn hạn chế. Các hoạt động khai thác khoáng sản là nguyên nhân chính gây ra các tác động tiêu cực đến môi trường và hệ sinh thái.
Do đó, việc chiếm dụng đất và hủy hoại môi trường từ hoạt động khai thác khoáng sản đã và đang tác động nghiêm trọng tới đời sống người dân địa phương. Các khoản thu như tiền cấp quyền khai thác và phí bảo vệ môi trường được thu nhập dựa trên những dữ liệu sản phẩm mà các công ty tự kê khai. Với hệ thống giám sát còn hạn chế, việc trốn và tránh nộp thuế là không tránh khỏi.
Hải Yến