Tiết lộ về việc đồng minh Mỹ "ngầm bắt tay" mua vũ khí của Triều Tiên

Tiết lộ về việc đồng minh Mỹ "ngầm bắt tay" mua vũ khí của Triều Tiên

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 6, 11/08/2017 05:30

Một quốc gia đồng minh đang "bắt tay Triều Tiên" sau lưng Mỹ, bằng việc tiến hành giao dịch vũ khí hàng trăm triệu USD với Bình Nhưỡng.

Vào ngày 2/8/2017, bộ Ngoại giao Các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) phát đi một tuyên bố chính thức lên án vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa của Triều Tiên rơi vào khu đặc quyền kinh tế của Nhật Bản.

UAE mô tả hành động của Triều Tiên đặt ra một “mối đe dọa thực sự đối với an ninh và ổn định quốc tế”. Đồng thời, UAE nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ luật pháp quốc tế như một bức tường thành chống lại tình trạng phổ biến vũ khí hạt nhân.

Hồ sơ - Tiết lộ về việc đồng minh Mỹ 'ngầm bắt tay' mua vũ khí của Triều Tiên

UAE bị cáo buộc mua bán vũ khí giá trị lớn với Triều Tiên.

Theo The Diplomat, mặc dù tuyên bố hùng hồn chống lại Bình Nhưỡng như vậy, song Abu Dhabi lại dính phải cáo buộc có liên quan mật thiết đến chính quốc gia Đông Bắc Á này trong những lùm xùm về buôn bán vũ khí.

Một báo cáo từ bộ Ngoại giao Mỹ tiết lộ, UAE đã mua 100 triệu USD vũ khí từ Triều Tiên vào tháng 6/2015 để hỗ trợ cho cuộc can thiệp quân sự của Saudi Arabia ở Yemen.

Việc mua bán vũ trang bí mật của UAE xuất phát từ việc Abu Dhabi tin rằng, Bình Nhưỡng là nhà cung cấp hệ thống tên lửa tiềm năng.

Bên cạnh đó, UAE cũng giành thế chủ động trước để ngăn Bình Nhưỡng bán lại công nghệ quân sự tinh vi cho Iran, hay quân nổi dậy Houthi ở Yemen.

Tham vọng của UAE

Mặc dù UAE được nhiều nhà phân tích quân sự Mỹ nhận định là đồng minh đáng tin cậy nhất của Washington trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC), nhưng căng thẳng vẫn gia tăng giữa Abu Dhabi và Washington, sau thỏa thuận hạt nhân của chính quyền Obama với Iran hồi năm 2015.

Hồ sơ - Tiết lộ về việc đồng minh Mỹ 'ngầm bắt tay' mua vũ khí của Triều Tiên (Hình 2).

Abu Dhabi không muốn công nghệ quân sự của Bình Nhưỡng được chuyển giao cho Iran? (Ảnh minh họa)

UAE thậm chí còn phản đối gay gắt hơn cả Saudi Arabia về nỗ lực bình thường hóa quan hệ với Iran của cựu Tổng thống Barack Obama.

Các quốc gia vùng Vịnh bày tỏ sự không tin tưởng trong cam kết giữa Tehran và Washington. Trong khi đại sứ UAE tại Mỹ Yousef al-Otaiba quan tâm đến việc đất nước của mình, hoặc chí ít là những đối tác hàng xóm phải có năng lực răn đe hạt nhân.

Bất chấp việc các quan chức Mỹ không muốn UAE mua vũ khí hạt nhân, Abu Dhabi đã duy trì mối liên hệ thương mại với các quốc gia có vũ khí hạt nhân, vốn là kẻ thù của phương Tây, trong đó có Triều Tiên. Đây được xem là một giải pháp phản ứng nhanh chóng trong trường hợp Iran vi phạm thỏa thuận.

Lựa chọn Triều Tiên

Liên kết quân sự giữa UAE với Bình Nhưỡng được nối lại kể từ năm 1989, khi Abu Dhabi mua tên lửa Scud-B từ Triều Tiên.

Trong bối cảnh hiện tại, hơn bất kỳ lựa chọn nào, Triều Tiên được xem như một nhà cung cấp nguyên liệu hạt nhân quan trọng nhất của UAE.

Trong khi các nhà cung cấp ban đầu của Abu Dhabi là Trung Quốc và Pakistan trở nên gần gũi hơn với Iran, nước này không còn nhiều lựa chọn nào khác ngoài quốc gia đang gây ra những lo ngại ở vùng Đông Bắc Á.

The Diplomat, biết rằng việc mua nguyên liệu hạt nhân lớn từ Triều Tiên phải đón nhận thái độ thù địch từ Mỹ, UAE đã tiến hành giao dịch quân sự với Triều Tiên thông qua các công ty tư nhân để đảm bảo họ sẽ không nằm trong đối tượng bị áp đặt trừng phạt của Washington.

Tháng 6/2015, thỏa thuận vũ khí của UAE với Bình Nhưỡng đã được tiến hành thông qua một công ty tư nhân có tên là al-Mutlaq.

Hồ sơ - Tiết lộ về việc đồng minh Mỹ 'ngầm bắt tay' mua vũ khí của Triều Tiên (Hình 3).

Đồng minh "đi đêm" với kẻ thù sẽ là điều khiến Tổng thống Trump đau đầu. 

 Al-Mutlaq được điều hành bởi người bạn thân của Thái tử UAE Fadhil Saif al-Kaabi. Sự nhập nhằng trong tuyên bố phản đối Triều Tiên đã phần nào che giấu quan hệ thương mại của UAE với Triều Tiên đến mức chính Mỹ còn chưa bao giờ dám nghĩ tới.

Ngoài việc tạo ra một kênh tiềm năng để mua nguyên liệu hạt nhân, giao dịch quân sự của UAE cung cấp cho Bình Nhưỡng nguồn ngoại tệ quan trọng để duy trì sự bền vững của nền kinh tế, bên cạnh đòn bẩy trong việc phát triển quân sự.

Nó trở thành mối quan hệ đôi bên cùng có lợi, khi Triều Tiên có thêm nguồn lực tài chính, trong khi Abu Dhabi có thể thuyết phục Triều Tiên không cung cấp công nghệ quân sự phức tạp cho Iran và đồng minh.

Liên kết kinh tế, quân sự giữa hai nước có sự ràng buộc rõ ràng và được chứng minh qua vụ việc UAE đã ngăn cản các chuyến hàng vũ khí của Triều Tiên chuyển giao cho Iran.

Vào tháng 8/2009, UAE bắt giữ một tàu ANL-Australia mang theo trang bị vũ khí của Bình Nhưỡng trên đường đến Iran. Động thái này đã làm ngạc nhiên nhiều nhà quan sát khu vực.

Mặc dù các quốc gia GCC khác, như Kuwait và Qatar, đã giới hạn quan hệ với Triều Tiên bằng việc hạn chế nhập khẩu lao động, nhưng liên kết quân sự của UAE với Bình Nhưỡng lại không bị chỉ trích quá nhiều trong khối các nước do Riyadh dẫn đầu.

Theo chuyên gia về quan hệ quốc tế Samuel Ramani từ đại học Oxford, sự im lặng của GCC có thể được giải thích rằng, chính Saudi Arabia đứng đằng sau hậu thuẫn cho Abu Dhabi.

Giữa lúc tình hình bán đảo Triều Tiên đang căng thẳng tới đỉnh điểm, chính quyền của Tổng thống Trump lại phải đau đầu trước việc chính những đồng minh thân cận nhất của mình đang "ngầm bắt tay" với Bình Nhưỡng.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.