Khi 'hai gã khổng lồ" bất hòa
Tâm điểm của sự chú ý những ngày qua đang dồn về vùng biên giới đậm mùi thuốc súng giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Sự khác biệt trong lập trường giữa hai cường quốc châu Á về lợi ích và lãnh thổ tranh chấp đang trở thành mối quan ngại cho cả thế giới.
Bắc Kinh đang công kích trực tiếp đối với New Delhi, điều chưa từng có trong suốt 30 năm qua. Bên cạnh đó, dường như đã đến lúc Ấn Độ sẽ gạt tình cảm tốt đẹp giữa cả hai sang một bên để đáp lại sự khiêu khích đến từ người láng giềng khổng lồ, cây bút Chidanand Rajghatta viết trên Times of India.
Ngoài ra, Mỹ còn là “nhà” của hơn bốn triệu công dân và thường trú nhân gốc Ấn Độ. Ngay cả bên trong Ấn Độ, tình cảm công chúng dường như ưa thích Washington nhiều hơn Bắc Kinh.
Những yếu tố đó đã khiến các lãnh đạo Mỹ-Ấn gần đây tăng cường thêm các hoạt động hợp tác thương mại và đồng thuận về các vấn đề chung của khu vực, cũng như trên toàn cầu. Đây được xem là một sự xác nhận cả hai là đối tác tự nhiên hoặc ở cấp độ cao hơn nữa, là đồng minh tự nhiên.
New Delhi dường như rất dị ứng với kiểu đồng minh ngắn hạn và ràng buộc bởi nhiều điều kiện.
Điều này thúc đẩy New Delhi gần gũi hơn với Washington trong hai thập kỷ qua và vẫn tiếp tục làm như thế, ngay cả khi Trung Quốc muốn nâng tầm quan hệ với họ hơn nữa.
Sức mạnh của Ấn Độ
Mặc dù vậy, cây bút của tờ Times of India cho rằng, việc ứng phó trước một cường quốc đang trỗi dậy như Trung Quốc sẽ không dẫn đến việc Ấn Độ quyết tâm liên minh với Mỹ.
Khi thực tế rằng, chính Washington cũng đang gặp phải khó khăn trong cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh với gánh nặng thâm hụt thương mại đang đè trên vai.
Con đường để chống lại Trung Quốc không nên dẫn trực tiếp đến Washington, nhưng có thể đi qua Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia châu Á khác vốn đang thận trọng trước một Trung Quốc ngày càng tinh ranh.
Bên cạnh đó, sự thay đổi về học thuyết đồng minh của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong đó yêu cầu các đồng minh châu Á gia tăng hơn nữa về chi phí cũng như hoạt động quốc phòng - thực sự mang về những lợi ích cho Ấn Độ.
Một Nhật Bản mạnh mẽ hơn, cùng sự gia cố tiềm lực của Hàn Quốc, bên cạnh các “con rồng mới nổi” ở Đông Nam Á sẽ là liên minh hiệu quả chống lại tham vọng bá chủ của Trung Quốc.
Không có bạn bè hay đồng minh vĩnh viễn trong quan hệ quốc tế. Trung Quốc đang dùng những kế hoạch tham vọng của mình lấn át trước một Ấn Độ vốn thích sự bình ổn. Nhưng với những động thái của New Delhi thời gian qua cho thấy, Trung Quốc sẽ không dễ chọc vào người hàng xóm tưởng chừng “dễ tính” của mình, cây bút Chidanand Rajghatta kết luận.
Đọc thêm>>> Triều Tiên: 'Kẻ đào tẩu' và những tiết lộ về Bình Nhưỡng
Quốc Vinh