Tín dụng chính sách chỉ còn 3 đối tượng thụ hưởng

Tín dụng chính sách chỉ còn 3 đối tượng thụ hưởng

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:03
0
Theo đề xuất của Bộ Tài chính trong một dự thảo mới về tín dụng với người nghèo: Sẽ giảm từ 6 đối tượng vay vốn xuống chỉ còn 3 (Hộ nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia; hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng đặc biệt khó khăn và học sinh sinh viên (HSSV) là con hộ nghèo).

Điều đó có nghĩa, nhiều chương trình tín dụng như cho vay giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, vay làm nhà cho hộ nghèo... cũng sẽ không còn.

Khó đạt đồng thuận

Dự thảo Nghị định mới về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác (thay thế NĐ 78/CP) đang được Bộ Tài chính xây dựng và lấy ý kiến. Tuy nhiên, mới đây trong hội thảo "Chiến lược phát triển đến năm 2020" của Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH), những tranh luận gay gắt xung quanh vấn đề chính sách tín dụng, mở rộng, thu hẹp hay giữ nguyên đối tượng thụ hưởng vẫn thực sự chưa tìm được hồi kết.

Trước đề xuất trên, theo ý kiến từ nhiều ngành địa phương, việc sửa đổi, bổ sung một Nghị định đã kéo dài gần 10 năm là cần thiết để phù hợp với tình hình thực tế. Song dự thảo mới đối tượng cho vay sẽ thu hẹp có vẻ không được nhiều ủng hộ khi mà việc chăm lo, đảm bảo an sinh xã hội được coi là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước.

Sinh viên tiếp tục được thụ hưởng ưu đãi vay vốn của tín dụng chính sách

Ông Tống Minh Diễn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh cho rằng, việc rà soát lại đối tượng vay vốn ưu đãi là cần thiết, nhưng không nên thu hẹp nhiều đối tượng như trong dự thảo mà Bộ Tài chính vừa xây dựng. "Quan trọng là cho vay đúng người đang cần vốn chính sách để thoát nghèo và cho vay thế nào để người ta sử dụng nguồn vốn có hiệu quả", ông Diễn nói.

Đồng quan điểm, ông Bùi Văn Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, nếu đối tượng cho vay giảm đi, những tỉnh còn nhiều hộ nghèo rất băn khoăn. Chiến lược của chính sách tín dụng đối với người nghèo cần phải đồng bộ, nếu không hiệu quả sẽ rất thấp.

Còn theo Bà Văn Thị Bạch Tuyết, Chủ tịch UBND huyện Hóc Môn (TP. Hồ Chí Minh) thì thay vì thu hẹp đối tượng nên tập trung vào giám sát để chọn đúng đối tượng, đảm bảo mục đích, ý nghĩa của chính sách tín dụng, ưu đãi. Bên cạnh đó cần xem xét hỗ trợ thêm cho các đối tượng cận nghèo và những đối tượng vừa thoát nghèo trong 1-2 năm để tránh tái nghèo.

Trở ngại chính: Thiếu vốn

Về vấn đề nguồn vốn chính sách, ông Nguyễn Danh Trọng - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Tiền tệ - Ngân hàng Nhà nước băn khoăn: "Khó khăn lớn nhất của NHCSXH vẫn là nguồn vốn. Các địa phương đề nghị tăng mức vay, thời hạn cho vay. Trong điều kiện tài chính ngân sách của Nhà nước rất hạn chế, trong điều kiện nợ quốc gia Chính phủ tăng lên mức báo động, kể cả phát hành trái phiếu chính phủ, vốn ODA chỉ nhìn vào nguồn vốn này thì rất khó khăn. Vì vậy, trong chiến lược phát triển Ngân hàng phải chi tiết cụ thể hơn, nhất là tính chất xã hội hóa của nguồn vốn này, làm thế nào để toàn xã hội cùng đóng góp. Bởi thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo là của toàn xã hội. Đây không phải là nguồn vốn của Nhà nước. Vay Ngân hàng Nhà nước vay tái cấp vốn trong tình hình lạm phát hiện nay cũng rất khó. Do đó, để phát triển NHCSXH bền vững thì chiến lược về nguồn vốn là quan trọng nhất".

"Theo quy định trước đây, các tổ chức tín dụng Nhà nước phải gửi bắt buộc 2% nguồn vốn huy động được để cho NHCSXH làm vốn cho vay, nguồn vốn này khá lớn, bền vững, khoảng 12.600 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện nay tổ chức tín dụng Nhà nước chỉ còn Ngân hàng Agribank, BIDV còn lại đã cổ phần hết, vì vậy, nguồn vốn này đang nhỏ dần lại. Trong điều kiện hiện nay thanh khoản của ngân hàng thương mại lãi suất vượt trần thì việc yêu cầu gửi 2% là rất khó khăn. Sửa quy định cũ, NHNN kiến nghị cần phải xã hội hóa nguồn vốn, kể cả các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp lớn", ông Trọng cho biết thêm.

Cũng về vấn đề này, ông Tống Minh Diễn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh bày tỏ quan điểm, nhất trí với phương án tiến tới thống nhất một mức lãi suất cho vay cho một loại đối tượng khách hàng. Tuy nhiên, cần cân nhắc từ nay đến 2015 vẫn cần có 2 mức lãi suất, nâng dần mặt bằng lãi suất đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách khác, phải đi đôi với các chính sách ưu đãi khác để nâng cao hiệu quả vay vốn.

Theo ông Diễn, hiện nay, các dự án vay vốn nước ngoài lãi suất ít nhất bằng lãi suất huy động không tạo ra tâm lý chủ quan cho người vay, buộc họ phải tính toán trong việc sử dụng vốn vay. Chiến lược lãi suất nên áp dụng bằng lãi suất huy động và tăng cường hỗ trợ các dịch vụ khác để nâng cao năng lực cho người nghèo. Về việc đóng góp của chính quyền địa phương: Phải có chính sách mềm, linh hoạt đối với các tỉnh nghèo. Các tỉnh có thể dùng các nguồn viện trợ để hỗ trợ cho hoạt động của NHCSXH.

Đức Chương

Cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Khởi công dự án FDI hơn 35 triệu USD tại KCN Sông Khoai

Thứ 6, 17/05/2024 | 16:17
Đây là dự án sản xuất máy dò góc tuyệt đối cho động cơ ô tô điện của nhà đầu tư đến từ Nhật Bản triển khai tại KCN Sông Khoai ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Dấu hiệu khởi sắc của thị trường địa ốc và kỳ vọng “hút” dòng vốn FDI

Thứ 6, 17/05/2024 | 15:00
Thị trường bất động sản ghi nhận sự khởi sắc. Đây là động thái lạc quan khiến các chuyên gia bày tỏ kỳ vọng dòng vốn FDI tiếp tục đổ mạnh vào bất động sản.

Thách thức bủa vây doanh nghiệp da giày và bài toán nguyên liệu

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:38
Doanh nghiệp ngành da giày hiện còn đang phải đối diện với không ít khó khăn, đặc biệt là các thay đổi từ thị trường. Vấn đề thiếu nguyên liệu cũng là bài toán nan giải.

Nguồn cung condotel sụt giảm, thị trường sẽ chậm phục hồi

Thứ 6, 17/05/2024 | 09:31
Phân khúc condotel đang sụt giảm mạnh về nguồn cung và vướng pháp lý. Các chuyên gia nhận định, thị trường này sẽ khó phục hồi nhanh.

Mua dự án chưa đủ điều kiện pháp lý, “may ít rủi nhiều”

Thứ 5, 16/05/2024 | 18:58
Việc dự án chưa đủ điều kiện pháp lý, nhưng các chủ đầu tư đã huy động vốn qua hình thức đặt cọc giữ chỗ, phiếu thu có thể khiến khách hàng gặp rủi ro.
     
Nổi bật trong ngày

Thách thức bủa vây doanh nghiệp da giày và bài toán nguyên liệu

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:38
Doanh nghiệp ngành da giày hiện còn đang phải đối diện với không ít khó khăn, đặc biệt là các thay đổi từ thị trường. Vấn đề thiếu nguyên liệu cũng là bài toán nan giải.

Nhật Bản vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của than Việt Nam

Thứ 6, 17/05/2024 | 06:00
Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất của than Việt Nam trong 4 tháng đầu năm, đạt 53.404 tấn, tương đương 12,43 triệu USD.

Mua dự án chưa đủ điều kiện pháp lý, “may ít rủi nhiều”

Thứ 5, 16/05/2024 | 18:58
Việc dự án chưa đủ điều kiện pháp lý, nhưng các chủ đầu tư đã huy động vốn qua hình thức đặt cọc giữ chỗ, phiếu thu có thể khiến khách hàng gặp rủi ro.

Siết phân lô, bán nền, “sốt” đất ảo liệu có còn?

Thứ 5, 16/05/2024 | 07:00
Theo chuyên gia, cấm phân lô bán nền ở các đô thị sẽ giúp giảm hiện tượng đầu cơ đất nền, đồng thời tránh được trường hợp đất bỏ hoang.

Quảng Ninh: Khởi công dự án FDI hơn 35 triệu USD tại KCN Sông Khoai

Thứ 6, 17/05/2024 | 16:17
Đây là dự án sản xuất máy dò góc tuyệt đối cho động cơ ô tô điện của nhà đầu tư đến từ Nhật Bản triển khai tại KCN Sông Khoai ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.