Sáng 5/4, Bộ Y tế đã có buổi họp báo công bố 2 trường hợp nhiễm virus Zika đầu tiên ở Việt Nam, trong đó có 1 phụ nữ đang mang thai tháng thứ 2. Hai trường hợp nhiễm virus Zika được xác định ở tỉnh Khánh Hòa và TP. Hồ Chí Minh.
Phía Bộ Y tế cũng khẳng định, qua điều tra, kết luận hai bệnh nhân bị Zika hoàn toàn do muỗi truyền mà không phải do lây qua quan hệ tình dục hay một số vấn đề khác.
Nhiều người đặt ra câu hỏi, có hay không sự liên quan giữa virus Zika và chứng não nhỏ ở trẻ em? Trả lời câu hỏi này, PGS.TS Trần Danh Cường, Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết:
“Đây là chuyên môn sâu trong sản khoa. Trước mắt hội chứng đầu nhỏ ở trẻ em không phải phổ biến trong sản khoa.
Hội chứng đầu nhỏ là bệnh hiếm gặp nên tỷ lệ mắc thấp, chỉ khoảng 10% thai phụ nhiễm virus Zika sinh con ra bị dị tật đầu nhỏ. Có nghĩa không phải thai phụ nào nhiễm Zika cũng sinh ra trẻ bị hội chứng đầu nhỏ.
Hiện nay chỉ nghi ngờ sự liên quan giữa em bé bị chứng đầu nhỏ với bà mẹ bị nhiễm virus Zika nhưng cơ chế lây bệnh và cơ chế tác dụng của virus Zika với chứng đầu bé vẫn chưa được khẳng định. Virus Zika lây qua muỗi mà nước ta là nước nhiệt đới nên muỗi rất nhiều, vì thế, việc phòng và phát hiện hội chứng đầu bé ở phụ nữ mắc Zika là rất cần thiết.
Vì thế, dù Việt Nam đã có hai trường hợp nhiễm Zika nhưng người dân không nên quá lo lắng”.
Không phải thai phụ nào nhiễm Zika cũng sinh ra trẻ bị hội chứng đầu nhỏ. (ảnh: Reuter)
Cũng theo PGS. TS Trần Danh Cường, về quy luật nhiễm trùng với em bé, nhiễm trùng trong 3 tháng đầu để lại hậu quả nghiêm trọng cho thai nhi.
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nếu ở trong vùng dịch cần theo dõi sát sao.
“Việc sàng lọc và chẩn đoán hội chứng đầu