Trước đó, nhằm hạn chế tai nạn và những hệ lụy nghiêm trọng từ việc lưu thông xe công nông, xe tự chế, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 32/2007/NQ-CP cấm lưu hành các loại phương tiện này trên đường bộ. Tuy nhiên đến nay, việc chuyển đổi xe công nông, xe tự chế đối với tỉnh Gia Lai xem ra rất khó thực hiện.
Những chiếc xe công nông tự chế tự do lưu thông trên các tuyến quốc lộ, trên xe chở rất nhiều người.
Có mặt tại Gia Lai, trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, không khó để chứng kiến những chiếc xe công nông, xe tự chế băng băng trên đường. Dễ bắt gặp nhất vẫn là những chiếc xe không còi, không đèn, không xi nhan kéo theo rơ móc chất đầy hàng. Nhiều xe còn chở cả chục người mà vẫn vô tư lưu thông trên đường.
Tài xế điều khiển các loại phương tiện này cũng rất đa dạng. Có xe tài xế là những bác nông dân, có xe lại là mấy thanh niên, đôi lúc còn bắt gặp mấy em học sinh cầm lái. Các tài xế lái xe công nông, xe tự chế rất ít người được tiếp cận với Luật giao thông đường bộ.
Hình ảnh xe tự chế, xe công nông rất dễ bắt gặp tại Gia Lai
Để giải quyết khó khăn cho người dân trong việc chuyển đổi phương tiện, Thủ tướng đã ra Quyết định 1491/QĐ-TTg nhằm “hỗ trợ để thay thế xe công nông , xe tải quá niên hạn sử dụng tại các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên”. Theo đó, người dân được hỗ trợ 9 triệu đồng/hộ để mua xe “4 bánh chở hàng” dung tích 300cc, tải trọng 500kg. Chính sách hỗ trợ đã có, đáng lẽ xe công nông ở Gia Lai sẽ giảm nhưng kết quả thì ngược lại.
Cái khó của việc thực hiện Quyết định của Chính phủ là do Gia Lai là tỉnh có diện tích cây công nghiệp lớn, người dân sử dụng phương tiện trên cho thuận tiện với địa hình. Phần lớn nôn