Tin tức trên báo Tuổi trẻ và báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, hôm 6/6, tàu thăm dò dầu khí mang tên Tân Hải 517 của Tập đoàn dầu khí Hải Dương - Trung Quốc đã đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cách đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận 20 hải lý theo hướng tây nam và cách bờ khoảng 40 hải lý (nằm giữa bờ và đảo). Tàu Tân Hải lúc đó được cho là đang trên đường tới Vịnh Thái Lan.
Cũng theo nguồn tin báo chí, khi phát hiện tàu Trung Quốc, lực lượng Cảnh sát biển và Kiểm ngư của Việt Nam đã cử tới khu vực này 6 tàu để theo dõi sát sao động thái của con tàu thăm dò này và "chưa phát hiện các dấu hiệu bất thường".
Có tờ báo đưa tin cho rằng, "theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982), tàu bè nước ngoài có quyền di chuyển trong vùng đặc quyền kinh tế của một nước".
Trong khi đó, về phía cơ quan chức năng, chưa có tuyên bố chính thức, xác minh nào về sự việc. Để có thông tin đa chiều, phục vụ cho công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, biển đảo của Tổ Quốc, đặc biệt từ khía cạnh luật pháp, PV báo Người Đưa Tin (Cơ quan của Hội luật gia Việt Nam) đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ, Luật sư Hoàng Ngọc Giao – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật và Phát triển. Luật sư Giao được biết đến là chuyên gia nghiên cứu về Luật biển quốc tế và từng có kiến nghị gửi Chính phủ Việt Nam khởi kiện Trung Quốc ra tòa án Quốc tế sau sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
"Hành vi xâm phạm chủ quyền trắng trợn"
Trước đó, nói trên báo chí trong nước, Tiến sĩ Trần Công Trục – Nguyên trưởng ban Biên giới Chính phủ có nhận định: "Nếu đúng như hải trình được bài báo đưa thì con tàu Trung Quốc này đã xâm phạm vùng nội thủy của Việt Nam theo tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam ngày 12/