Tình yêu cổ tích của người đàn ông mang “thân hình quỷ”

Tình yêu cổ tích của người đàn ông mang “thân hình quỷ”

Thứ 5, 27/12/2012 23:58

Dù đã ở tuổi xế chiều, ông vẫn luôn phải sống trong sự ghẻ lạnh, xa lánh của những người xung quanh. Niềm vui duy nhất của ông có lẽ là mối tình "vượt mọi khoảng cách" với người vợ của mình. Bà hơn ông gần 20 tuổi...

Căn bệnh quái ác

Mohammad Umar được sinh ra khỏe mạnh như những đứa trẻ khác tại thành phố Hyderabad (ấn Độ). Từ khi mang bầu, mẹ của ông đã mang một khối u nhỏ trên tay, tuy nhiên bà không lấy làm bận tâm về nó. Cho đến khi Mohammad Umar 14 tuổi, những biểu hiện khác thường trên cơ thể của ông khiến các chuyên gia y tế đặt ra nghi ngờ, chính khối u trên tay mẹ ông là "mầm mống" truyền bệnh sang con trai sau này.

Pháp luật - Tình yêu cổ tích của người đàn ông mang “thân hình quỷ”

Tình yêu vượt khoảng cách với vị hôn thê đã giúp “người đàn ông quỷ” vượt lên số phận

Mohammad Umar kể lại: "Tôi vẫn còn nhớ, mình được sinh ra với làn da mịn màng cho đến khi 14 tuổi. Những khối u nhỏ như bong bóng xuất hiện thưa thớt trên bàn tay. Nhận thấy điều chẳng lành, gia đình đã lập tức đưa tôi đến khám tại bệnh viện địa phương. Tuy nhiên, trong suốt thời gian này, cơ thể tôi ngày càng biến đổi "quái dị" hơn. Nhiều nốt thịt nhỏ xuất hiện rồi phát triển càng ngày càng dày đặc kèm theo những cơn ngứa ngáy rất khó chịu. Đến khi 20 tuổi, những nốt thịt này lan dần xuống lưng, bụng, rồi chân tay và cả mặt. Chỉ trong một thời gian ngắn, toàn thân tôi đã bị bao bọc một lớp da sần sùi như bong bóng".

"Tôi là một người đàn ông tốt. Tôi có thể làm được tất cả mọi việc như những người bình thường khác. Nhưng thân hình bên ngoài đã thực sự hủy hoại cuộc sống của tôi. Mọi người gọi tôi là "người quỷ”, nhìn tôi như một loài động vật đội lốt người, chẳng ai muốn gần gũi tôi. Tôi sống trong sự xa lánh và ghẻ lạnh của hàng xóm xung quanh. Đó thực sự là những tháng ngày địa ngục", Umar chua xót kể.

Theo nghiên cứu của các bác sĩ, Mohammad Umar bị mắc một căn bệnh quái ác rất hiếm gặp trên thế giới, bệnh "u xơ thần kinh". Theo thống kê, trong số 2,5 triệu người mới gặp một người mắc căn bệnh này. Nguyên nhân có thể do hiện tượng đột biến gens tự nhiên. Một nửa trong số này không liên quan đến tiền sử gia đình, nửa còn lại là do di truyền. Trường hợp của Umar được ghi nhận là do "thừa kế" gens di truyền từ người mẹ của ông.

Tình như cổ tích

Mohammad nhớ lại: "Cuộc sống chỉ thực sự đến khi tôi gặp vị hôn thê của cuộc đời mình. Những chuỗi ngày sống trong "địa ngục" của tôi đã có chút ánh sáng mà vợ tôi đem đến. Lúc đó tôi 28 tuổi còn Farhat-un-Nisa, vợ tôi 45 tuổi. Mặc dù hơn tôi gần 20 tuổi nhưng cô ấy rất quý trọng tôi. Cô ấy đã không hề bận tâm đến cơ thể với hàng nghìn khối u của tôi, bỏ qua sự phản đối của gia đình và những lời đàm tiếu của người xung quanh để đến với tôi. Tôi luôn trân trọng tình cảm của Farhat-un-Nisa".

"Tôi vẫn còn nhớ, Nisa thường nói: "Em đến với anh bởi anh là một người đàn ông tốt. Em nhìn thấy sự chân thành và hào phóng trong đôi mắt của anh. Em hạnh phúc khi được thành hôn với anh và em không hối tiếc cho dù bất kỳ chuyện gì xảy ra", Umar cười mãn nguyện.

Cuối cùng, cuộc tình của Umar và Nisa đã đi đến hôn nhân với một kết thúc có hậu. Thật may mắn bốn người con của họ đã được sinh ra hoàn toàn bình thường mà không mang dấu hiệu di truyền từ bệnh của cha. Hiện cô con gái cả Shama (25 tuổi) đã lập gia đình. Ba cậu con trai Mohammad Hussain (20 tuổi) Mohammad Subani (18) và Khaja (12 tuổi) đều phát triển bình thường. Đối với Umar, ông như được tái sinh khi những người con mình sinh ra không mang thân hình “quỷ” như cha của chúng.

Hiện nay, Umar đã 62 tuổi. Những khối u trên cơ thể đã phát triển dày đặc khiến ông vô cùng đau đớn. Ông thậm chí không dám tắm bởi mỗi lần tắm là mỗi lần phải chạm vào cơ thể đau buốt, rát và khó chịu. Công việc trông coi tại một nhà ga đường sắt địa phương cũng bị tước mất do hành khách quá sợ hãi trước hình ảnh của ông. Thậm chí, ông phải rất vất vả mới cùng gia đình thuê được một căn nhà làm nơi đi ra đi vào. "Chủ nhà không muốn cho tôi sống trên tài sản của họ. Họ nghĩ rằng tôi sẽ lây nhiễm bệnh cho họ và những người xung quanh. Thỉnh thoảng, tôi lang thang trên phố để xin những đồng bạc lẻ do người qua đường bố thí... Đó là tất cả những gì tôi có thể làm để giúp đỡ gia đình của tôi", Umar nói.

Anh Đức


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.