50 năm sau ngày phiên tòa xét xử tên tội phạm chiến tranh khét tiếng nhất thế giới này, nhiều nhà sử học trên thế giới vẫn còn phải rùng mình khi nhắc đến tội ác man rợ cũng như những tháng ngày đằng đẵng truy lùng viên trung tá quân đội nguy hiểm nhất của Đức quốc xã này.
Tội ác kinh hoàng
Eichmann sinh ngày 19/3/1906 tại Solingen- Áo, trong một gia đình kinh tế khá giả, nhưng bản thân thì chưa bao giờ học hành đến nơi đến chốn. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế trường phổ thông, Eichmann chưa bao giờ nghĩ mình sẽ ra nhập quân đội. Tuy nhiên, một biến cố lớn xảy ra đã làm thay đổi cuộc đời của Eichmann: Mẹ mất và gia đình chuyển đến sinh sống tại vùng Eichmann, nơi có người bạn thân tên Ernst Kaltenbrunner đang là thành viên của Đảng Đức quốc xã (NSDAP) có chi nhánh tại Áo. Nghe theo lời khuyên của bạn, lại vốn có sẵn sự căm ghét người Do Thái từ bé, nên vào năm 1932, Eichmann đã ghi danh vào Đảng Đức Quốc xã.
Chân dung Adolf Eichmann
Từ bé, Adolf Eichmann đã có tầm vóc không cao, tóc đen, da bánh mật và cặp mắt màu xanh da trời, đặc trưng của miền Careli của Áo. Vì thế, bạn bè cùng lứa vẫn gọi đùa cậu ta là “der kleine Jude” tức “người Do Thái bé nhỏ”. Họ không biết rằng chính cái biệt danh đó lại là nỗi đau khoét sâu thêm sự căm ghét người Do Thái vốn đã có từ lâu, tận trong máu thịt của kẻ dân tộc cực đoan trẻ tuổi và hẹp hòi này. Vì thế khi gia nhập NSDAP, vốn sẵn có máu bài Do Thái và thái độ phục vụ trung thành, tận tụy, Adolf Eichmann đã được chính tổng tư lệnh các lực lượng SS – Thống chế Heinrich Himmler rất tin dùng. Đường công danh của Eichmann thăng tiến đến chóng mặt so với đồng nghiệp cùng thời.
Năm 1939, Eichmann đã được đeo lon đại úy, một năm sau lên thiếu tá và năm sau nữa đã là trung tá, trưởng phòng các vấn đề người Do Thái. Bắt đầu năm 1940 hầu như tất cả các cuộc thảm sát người Do Thái ở những vùng lãnh thổ châu Âu bị Đức chiếm đóng đều có sự can dự của Eichmann với những mức độ khác nhau. Ngày 20/1/1942, Eichmann tham gia một hội nghị bí mật và quan trọng ở Vanzee. Hitler đích thân chỉ thị: “Phải giải quyết triệt để vấn đề Do Thái”. Sau hội nghị, Eichman đã chỉ huy các cơ quan, đơn vị cấp dưới của mình thực hiện triệt để chủ trương nói trên bằng các biện pháp hết sức dã man. Hắn và đồng bọn đã gây nên nhiều tội ác chống nhân loại, chống lại người Do Thái.
Năm 1941, những cuộc đồ sát người Do Thái được đẩy lên đỉnh điểm thành "Đại diệt chủng người Do Thái". Lúc này, Hitler đã đặt phương châm cho kế hoạch tàn sát này của mình là: "Giết sạch không ghê tay". Trong năm này, sau khi chiếm đóng Belarus, Đức Quốc xã đã sử dụng các bệnh nhân tâm thần trong các bệnh viện ở Minsk làm vật thí nghiệm. Lúc đầu, những người này bị buộc đứng sát nhau theo hàng dọc để bị giết bằng cách bắn xâu chuỗi, nhưng quân Đức lúc đó cho rằng, phương pháp này là quá chậm. Rồi chất nổ được sử dụng, nhưng số người chết không nhiều trong khi nhiều người khác chỉ bị mất tay và chân. Sau cùng, người Đức chọn cách dùng súng máy để giết hết số bệnh nhân tâm thần này.
Tháng 10/1941, tại Mogilev tại Ba Lan, Đức Quốc xã mà đứng đầu là Eichmann thử nghiệm một loại hình tàn sát khác mang tên “Gaswagen”- tức xe hơi ngạt. Đầu tiên, họ sử dụng một xe quân sự hạng nhẹ, nhưng phải mất 30 phút mới giết chết nạn nhân; kế đó, họ dùng một xe tải lớn hơn, nhét đầy người vào trong và chỉ cần 8 phút để kết thúc mạng sống tất cả người trong xe. Tiếp sau đó, các cuộc tàn sát được tiến hành có hệ thống trên toàn bộ lãnh thổ bị Đức Quốc xã chiếm đóng.
Đầu tháng 8/1944, Eichmann báo cáo với Himmle: “Đến nay, tôi có thể tin tưởng báo cáo với Ngài rằng quyết định của hội nghị Vanzee đã được thực thi nghiêm chỉnh. Sáu triệu tên Do Thái đã bị tiêu diệt”.
Cuộc truy lùng gắt gao nhất mọi thời đại
Phiên tòa xét xử Adolf Eichmann vào năm 1961
Là một một nhân viên mật vụ giàu kinh nghiệm nên Eichmann sớm đã đánh hơi thấy được sự thất bại của Đức quốc xã trong chiến tranh thế giới thứ hai. Bởi vậy, trước lúc Berlin thất thủ, Eichmann đã cắt đứt mọi liên hệ với vợ con và gia đình, bí mật tìm cách thoát thân, hòng tránh sự trừng phạt của công lý. Đầu tiên, hắn đổi tên là Otto Heninger, cải trang thành lính trơn, đầu hàng và chịu ngồi tù trong trại giam quân đội Đồng minh. Năm 1949, hắn trốn trại, chạy sang Roma, Italia, rồi sau đó, vượt biển sang Nam Mỹ. Năm 1952, Eichmann đến Thủ đô của Argentina. Tại đây, hắn lại thay tên, đổi họ một lần nữa trở thành Ricardo Clemento - công dân Argentina, nhân viên Chi nhánh Hãng xe hơi “Mercedes-Benz” tại Buenos Aires.
Ngày 19/1/1951 cơ quan tình báo bí mật Ixraen- Mossad được thành lập. Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cơ quan này là bắt những tên phát xít là tội phạm chiến tranh về quy án. Giám đốc Mossad khi đó là Isser Harel đã tuyên bố: "Chúng ta (người Ixraen) không được quên và không thể thờ ơ với linh hồn của 6 triệu người dân Do Thái vô tội đã chết thảm thương trong các trại tập trung của phát xít Đức". Cũng từ đây, một kế hoạch được gọi là “Chiến dịch săn lùng kẻ sát nhân lớn nhất mọi thời đại” chính thức được khởi động với hơn 450 thành viên xuất sắc nhất của Mossad vào cuộc.
Tuy nhiên, mọi cuộc truy tìm với những thành viên xuất sắc nhất cũng không thể giúp Mossad truy tìm được kẻ sát nhất tàn khốc nhất mọi thời đại- Adolf Eichmann. Với kinh nghiệm chiến đấu từ bản thân, Eichmann luôn tạo cho mình một vỏ bọc chắc chắn mà không một lực lượng tinh nhuệ nào có thể tìm ra được hắn. Tuy nhiên, tội ác ắt phải trả giá. Vào ngày 11/5/1960, tức 15 năm sau ngày trốn chạy, Adolf Eichmann đã bị bắt giữ khi sinh sống với gia đình tại thủ đô Buenos Aires của Argentina.
Ngày 11 tháng 4 năm 1961 Adolf Eichmann được đưa ra xét xử tại tòa àn Jerusalem. Eichmann đã bị kết án 15 tội, trong đó có tội phi nhân tính và tội giết hại hàng triệu dân Do Thái vô tội. Sau khi phiên tòa kết thúc, Eichmann bị tuyên án tử hình bằng hình thức treo cổ. Đây là án tử hình duy nhất của Israel, một đất nước xưa nay chưa bao giờ dùng hình thức trừng phạt này.
50 năm với những tranh cãi
Năm 2011, Ixraen sẽ kỷ niệm 50 năm ngày diễn ra phiên tòa xét xử Adolf Eichmann, cũng giống như 1 năm trước nước Đức kỷ niệm 60 năm ngày diễn ra phiên tòa Nuremberg, nơi những kẻ đầu sỏ của chủ nghĩa phát xít bị kết án tội phạm chiến tranh. Cũng giống như phiên tòa Nuremberg, người Đức mãi đến những năm 70 của thế kỷ trước mới công nhận phiên tòa xét xử Adolf Eichmann được diễn ra công bằng.
Eichmann phải ngồi nghe xử trong một lồng kiếng chống đạn để tránh sự phẫn nộ của những nhân chứng là người Do Thái còn sống sót sau cuộc đại diệt chủng.
Giống như tại phiên tòa Nuremberrg, nơi mà lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà lãnh đạo chính phủ bị buộc trách nhiệm cá nhân về các hành động của mình trong chiến tranh. Trong phiên tòa tại Ixraen, Adolf Eichmann luôn tuyên bố rằng ông ta không biết hoặc không chịu trách nhiệm về những gì đã xảy ra. “Tôi chỉ nghe theo và tuân lệnh cấp trên. Chưa bao giờ tôi có làm điều gì mà không do lệnh từ cấp trên (Hitler hay Himmler) bảo tôi làm"- Adolf Eichmann biện hộ.
Trong phiên tòa đặc biệt này, Eichmann phải ngồi nghe xử trong một lồng kiếng chống đạn để tránh sự phẫn nộ của những nhân chứng là người Do Thái còn sống sót sau cuộc đại diệt chủng. Hai luật sư biện hộ cho Eichmann luôn phàn nàn rằng họ không được chất vấn các nhân chứng còn sống mà chỉ nghe họ nói trên tòa. Chính vì vậy, tại thời điểm đó, nhiều người Đức cho rằng, phiên tòa xét xử Adolf Eichmann là không công bằng (?).
Không những thế, khi tin Eichmann bị bắt về Do Thái loan tải, nhiều nhóm chính khách cực hữu Argentine đã phản đối dữ dội. Chính quyền Israel lúc đầu phủ nhận đã đứng sau âm mưu bắt cóc Eichmann và tuyên bố rằng một nhóm hoạt động cá nhân Do Thái đã làm việc này. Sau đó có nhiều cuộc thương lượng giải hòa giữa hai nước qua môi giới tại Liên Hiệp Quốc.
Sau 14 tuần lễ thu thập chứng cứ và các tài liệu liên quan đến tội ác tày trời của Adolf Eichmann, Ngày 11 tháng 12 năm 1961, Eichamnn đã bị kết án, tuy nhiên sau đó Eichamnn cũng đệ đơn chống án theo đúng luật pháp của Israel. Ngày 29 tháng 5 năm1962, tòa án tối cao Israel đã bác đơn chống án của Eichamnn. Trong bản án chánh thẩm tuyên bố :"Eichmann bào chữa rằng hắn chỉ nghe lệnh trên nhưng thực ra hắn không nghe mệnh lệnh gì cả. Hắn là cấp trên của chính mình và tự ra lệnh trong các kế hoạch về dân Do Thái... Ý tưởng của cái gọi là ‘Giải pháp tối hậu’ đáng lý sẽ không biến dạng thành cuộc đốt da xáo thịt của hàng triệu người nếu không có đầu óc cuồng tín và lòng dạ khát máu của bị cáo và đồng lõa".
Tòa án Israel sau đó đã tuyên án Adolf Eichmann phạm tội diệt chủng và “Kẻ sát nhân kinh khủng nhất mọi thời đại” đã bị xử tử bằng cách treo cổ. Xác của Adolf Eichmann sau đó bị đốt và hài cốt được rắc xuống biển Địa Trung Hải. Lý do mà người Israel rắc hài cốt Adolf Eichmann xuống biển là do: “Không còn tông tích mộ phần để sau này không có cơ hội cho người khác lập lễ lạc tưởng niệm về Eichmann và những hành vi vô nhân của ông ta”.
Hải Hiền (Theo Wenhui)