Lệch lạc nhân cách
Vụ thảm sát cả gia đình ở Chơn Thành, Bình Phước thật sự đã dấy lên một không khí đau thương, bàng hoàng trong xã hội. Đó không còn là nỗi đau của gia đình nạn nhân mà còn là nỗi đau của toàn xã hội. Ở đây, vấn đề không phải là số lượng người chết mà còn là phương thức gây án quá tàn bạo, hầu như chưa hề có tiền lệ trong suốt lịch sử các vụ trọng án ở nước ta.
Khi vụ án mới xảy ra, dư luận đoán già đoán non chắc là do mâu thuẫn trong làm ăn, chắc giết người cướp tài sản… Khi 2 nghi phạm bị bắt giữ, cả xã hội cũng lại một phen rúng động, nhiều người còn hụt hẫng vì không nghĩ rằng 6 mạng người chết chỉ vì… một mối hận tình của tuổi trẻ.
PGS TS Huỳnh Văn Sơn (Phó Chủ tịch Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam) từng chia sẻ, hiện tượng cuồng yêu, cuồng ghen cho thấy sự lệch lạc về nhận thức, sự lệch chuẩn về hành vi xử sự trong cuộc sống, trong quan hệ yêu đương và trong đời sống gia đình. Trong mỗi con người đều trường tồn một phần nào đó của góc tối, của cái ác từ nhỏ li ti đến chiếm lĩnh tâm hồn.
Những “hạt giống” của cái thiện cũng như cái ác có thể gieo ở khắp nơi và chỉ cần gặp được “mảnh đất” cùng những điều kiện thích hợp là nó có thể nảy mầm và phát triển.
Nó có thể nằm ở đâu đó trong vô thức con người, đến khi có điều kiện, như các nhà tội phạm học đã phân tích, thì nó sẽ được chuyển từ ý thức sang hành động. Và đằng sau cái ác này luôn thường trực nỗi đau khó nguôi ngoai của người thân và kéo theo sau là nhiều hệ lụy phức tạp khác. Đây là những bài học đau thương với những bậc làm cha, làm mẹ trong gia đình.
Tại Việt Nam, kinh tế phát triển, đời sống vật chất được cải thiện, con người ngày được giáo dục nhiều hơn nhưng lối sống chưa hẳn đã tốt hơn. Chỉ vì xe máy va quệt nhẹ trên phố đông, chỉ cần một ánh nhìn khó chịu bị cho là “nhìn đểu”, chỉ cần to tiếng trên bàn nhậu… là người ta quên mất tình đồng loại, sẵn sàn