TT Trump đang điều hành nước Mỹ bằng 'tâm trạng thất thường" ?

TT Trump đang điều hành nước Mỹ bằng 'tâm trạng thất thường" ?

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 5, 04/05/2017 12:15

Từ quan hệ với Nga cho đến Trung Quốc, Tổng thống Trump đang khiến cho công chúng không thể biết đâu mới là mục đích thật sự của ông.

Tổng thống Donald Trump là người không đi theo những khuôn mẫu ngoại giao truyền thống. Trong khi những chính sách trong nước như vẫn ẩn hiện trong màn sương mờ mịt, cách phản ứng với những vấn đề đối ngoại của nhà lãnh đạo Mỹ cũng lên xuống theo tâm trạng, John Lloyd đồng sáng lập Viện Nghiên cứu Báo chí của Reuters tại Đại học Oxford nhận xét.

Sự chuyển hướng ngoại giao dựa trên tâm trạng của ông Trump có thể nhắc đến mối quan hệ với Nga. Nhà tỷ phú đã ca ngợi Tổng thống Nga Vladimir Putin nhiều lần kể từ năm 2013 cho đến tháng 2 vừa qua.

Tiêu điểm - TT Trump đang điều hành nước Mỹ bằng 'tâm trạng thất thường' ?

Thái độ của Tổng thống Trump với Nga là hết sức thất thường.

 

Điều này đã chấm dứt sau vụ tấn công bằng tên lửa vào căn cứ quân sự của Syria hồi đầu tháng 4. Nhà lãnh đạo Mỹ đã phàn nàn về việc Nga đã không có trách nhiệm “khuyên nhủ” đồng minh trong vụ lùm xùm liên quan đến tấn công hóa học vào dân thường.

Còn với Trung Quốc, sau khi chỉ trích nước này thao túng tiền tệ và phá hủy ngành công nghiệp Mỹ với hàng nhập khẩu giá rẻ trong phần lớn thời gian chiến dịch, Tổng thống Trump cũng sớm thay đổi quan điểm chỉ sau một ngày cuối tuần gặp gỡ với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại khu nghỉ dưỡng ở Florida.

Sau khi nhận được sự đồng thuận về vấn đề hạt nhân Triều Tiên, ông Trump đã rút lại những lời nói của mình và dành những lời khen ngợi đến người đồng cấp châu Á.

Đối với giới chính trị truyền thống, sự thù địch đối với Nga và sự thận trọng với Trung Quốc là sự trở lại của trật tự ban đầu, đúng với định hướng đối ngoại truyền thống của nước Mỹ.

Theo John Lloyd, có một sự thật đang tồn tại ở quốc gia này đó là Nga sẽ không bao giờ là đối tượng được ưa chuộng tại nơi đây, ít nhất là trong tương lai gần.

Cơ sở ngoại giao chủ đạo của Mỹ trong lịch sử là thái độ ấm áp đối với các đồng minh truyền thống gần gũi, lạnh lùng với các đối thủ và đôi khi chỉ trích các quốc gia mà nước này cho là độc tài.

Tuy nhiên, Trump không phải là người như vậy. Ông không hề giấu giếm sự khó chịu của ông đối với một số đồng minh thân cận và dường như là ngưỡng mộ thay vì thù ghét với những lãnh đạo mà những người tiền nhiệm của ông luôn mặc định là độc tài.

Trong cuộc họp đầu tiên ở Nhà Trắng, ông Trump đã yêu cầu nước Đức - đồng minh châu Âu quan trọng nhất của Mỹ phải đáp ứng mức chi tiêu quân sự cam kết với NATO, nếu không ông sẽ không hứa trước về việc Washington có tiếp tục ủng hộ liên minh quân sự này nữa hay không.

Ông cũng ngay lập tức cúp máy trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull khi chính khách bên kia đầu dây yêu cầu ông tôn trọng một số cam kết dưới thời Obama.

Tổng thống Trump đã chào đón Thủ tướng Canada Justin Trudeau một cách lịch sự hơn, nhưng vài tuần sau đó lại đổ lỗi cho Canada vi phạm các quy tắc thương mại.

Cũng như vậy, ong gặp mặt Thủ tướng Anh Theresa May với nụ cười tươi trên môi ở Nhà Trắng cùng những cái bắt tay thân tình, nhưng ngay sau đó chỉ trích các hoạt động gián điệp của nước này.

Ngược lại, Tổng thống Mỹ dường như thích thú với thành công đầu tiên của ứng cử viên tổng thống Pháp - Marine Le Pen, người có tư tưởng cực hữu với những chính sách gây sốc như hạn chế người nhập cư, siết chặt hoạt động của người Hồi giáo cũng như đưa Pháp rời khỏi Liên minh châu Âu.

Quan điểm của ông Trump đối với người hàng xóm Mexico cũng khiến giới chính trị nước này cảm thấy bất ngờ. Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto đã hủy bỏ chuyến thăm Washington sau khi ông Trump lặp đi lặp lại lời hứa trong chiến dịch tranh cử về việc xây dựng một bức tường ngăn cách hai quốc gia và trục xuất hàng triệu người Mexico được cho là những người nhập cư bất hợp pháp.

“Đó không phải là cung cách ngoại giao truyền thống. Ông ấy thiếu kinh nghiệm, thiếu các bước đi chiến lược và thường dựa vào tâm trạng của mình để giải quyết vấn đề”, John Lloyd viết trên Reuters.

Chuyên gia này cho rằng, nếu không thay đổi điều này, Tổng thống Trump có thể khiến các vấn đề quốc tế trở nên phức tạp và dễ dẫn đến nhiều cuộc đối đầu tiềm ẩn nổ ra. Cùng với đó những đồng minh thực sự sẽ quay lưng, khiến cho lợi ích của nước Mỹ trên toàn cầu sẽ bị suy giảm.

Đọc thêm>>> Cuộc gặp thượng đỉnh Trump - Kim Jong - un có thể diễn ra ở đâu?

Quốc Vinh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.