Cơ quan Vũ trụ quốc gia Trung Quốc (CNSA) đã mất kiểm soát Tiangong-1 và không thể kiểm soát quá trình tái nhập của nó. Điều này có nghĩa, trạm vũ trụ sẽ quay lại và đâm xuống Trái đất.
Dù vậy, có điều may mắn là khí quyển của Trái đất sẽ làm tan rã vệ tinh nặng 9,4 tấn này. Tuy nhiên, mọi việc không hẳn như thế.
Aerospace - Tập đoàn hàng không vũ trụ cho biết vẫn có khả năng một lượng nhỏ mảnh vỡ có thể vượt qua khí quyển và rơi xuống Trái đất. Aerospace cho hay, những nơi các mảnh vụn rơi xuống có thể gồm khu vực Bắc Trung Quốc, Trung Đông, Nam Âu, phía Bắc Mỹ, New Zealand, Tasmania và một số khu vực ở Chile và Argentina.
Sputnik dẫn tin từ Aerospace cho biết, các mảnh vụn của trạm vũ trụ Trung Quốc có thể rơi xuống vào khoảng 24/3-5/4 trong khi Cơ quan Hàng không vũ trụ châu Âu nói là 24/3-19/4. "Không thể hướng những thứ đó", nhà vật lý thiên văn Harvard Jonathan McDowell thông tin về việc trạm vũ trụ hỏng của Trung Quốc sẽ rơi xuống, được thông báo lần đầu năm 2016.
Được biết, trạm vũ trụ Tiangong-1 được cho là có chứa hydrazine, chất cấu thành nhiên liệu cho tên lửa, rất độc hại với con người. Hydrazine có thể gây cay mắt, mũi, họng, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, tai biến ở con người.
Tiangong-1 được phóng lên vũ trụ vào năm 2011 như một phần của kế hoạch đưa Trung Quốc trở thành cường quốc trong lĩnh vực hàng không vũ trụ.
Trước đây, mảnh vụn của các tên lửa đã vài lần rơi xuống Trái đất. Tuy nhiên, khác với Tiangong-1, các mảnh vụn của vệ tinh Skylab của NASA được xác định điểm rơi khá chính xác khi quay lại Trái đất vào năm 1979.
H.A (T/h)