PV đã có cuộc trò chuyện độc quyền với "cô dâu, chú rể" để nghe những lời tâm sự của họ về đám cưới hi hữu "có một không hai" này.
Pin Okio và Nel Fi đón khách tận cửa
Đối mặt dư luận
PGS, Tiến sĩ Xã hội học Trịnh Hòa Bình
"Hiện ở nước ta, người đồng tính vẫn chưa được xã hội thừa nhận. Ngay các chuyên gia y tế vẫn còn chưa thống nhất với nhau về bản chất của hiện tượng này, có ý kiến cho rằng đó là ảnh hưởng của việc đua đòi, a dua. Cũng vì thế đa số người đồng tính không dám công khai thân phận của mình, chưa nói gì đến việc làm đám cưới với người cùng giới.
Đám cưới này chỉ là cách vuốt ve cái tự ái, cái "quyền tự nhận'' của những người thuộc "giới tính thứ ba". Nói cách khác, họ tự dọn về sống với nhau, cùng nhau xây dựng cuộc sống, ở chung một mái nhà, họ tự phân công với nhau "kẻ làm chồng" "người làm vợ"; đấy là hành vi "ngoài vùng phủ sóng" của pháp luật, rất khó xử lý. "Bài giải" cho các trường hợp này, theo tôi cách hiệu quả nhất là phân tích cho họ thấy họ đã ngộ nhận, đã đua đòi... rồi từ đó, dần dần kéo họ quay về".
Trường Giang
Lúc 17h30 ngày 4/6/2011 tại sảnh tổ chức tiệc cưới của Tòa nhà Sự kiện Forever (số 60, đường Nguyễn Thông, phường 9, Quận 3, Tp HCM), cả ngàn người ngang qua ngã ngửa ngạc nhiên khi chứng kiến đám cưới "chưa từng thấy": Cả "cô dâu" và "chú rể" đều là nam giới. Đám cưới đã diễn ra "hoành tráng" với khách mời khoảng 100 bạn bè, người thân với hoa hồng, thiệp mừng cùng đầy đủ nghi lễ long trọng giống như bao đám cưới bình thường khác.
"Cô dâu" và "chú rể" là hai chàng trai trẻ, đều mặc đồ vest giống nhau, cùng cười rạng rỡ hạnh phúc rót sâm panh, nâng ly mời mọi người. Những album hình ảnh được "cô dâu" "chú rể" chuẩn bị công phu và trang hoàng khắp mọi nơi ở sảnh cưới.
Đây được xem là đám cưới đồng tính nam thứ hai được tổ chức công khai ở Việt Nam. Trước đó, vào năm 2007, cặp đôi bạn trẻ Đinh Công K và Nguyễn Thái N cũng đã tổ chức đám cưới trước sự chứng kiến của nhiều người.
Ngay sau khi đám cưới diễn ra và hình ảnh của hôn lễ được "cô dâu" "chú rể" đăng tải trên trang cá nhân của mạng xã hội Facebook, cư dân mạng xôn xao và có những ý kiến trái chiều.
Một số thành viên mạng cho rằng mỗi người đều có suy nghĩ, quyền tự quyết định cuộc đời mình và "hi vọng rằng đây là một quyết định đúng đắn", đồng thời lên tiếng ủng hộ đám cưới của Pin Okio và Nel Fi.
Họ gửi những lời chúc như: "Chúc đôi uyên ương sống hạnh phúc bên nhau", "tình yêu quả thật ly kỳ và không có giới hạn", "chúc vợ chồng trăm năm hạnh phúc", "mãi mãi yêu thương, tin tưởng nhau để hạnh phúc trọn đời". Nhiều người tỏ ra thông cảm với cặp "vợ chồng" bởi "những thiệt thòi mà các bạn sẽ phải đối mặt trong cuộc sống, nhất là sức ép từ dư luận trong thời gian sắp đến" cũng như băn khoăn "liệu làm sao có được hạnh phúc lớn nhất của mỗi cặp vợ chồng là những đứa con?".
Tuy nhiên, có khá nhiều ý kiến phản đối đám cưới này, họ cho rằng đây là đám cưới đi ngược lại thuần phong mỹ tục của người Việt, đám cưới đồng tính là vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình. Nhiều ý kiến trách "cô dâu" "chú rể" chỉ nghĩ đến bản thân mà không nghĩ đến hậu quả sau này, khi gia đình họ, đặc biệt là bậc sinh thành phải đối mặt với những cái nhìn soi mói, những dị nghị, sức ép từ xã hội.
PGS, Tiến sĩ Xã hội học Trịnh Hòa Bình
Đám cưới của "vợ chồng" Pin Okio và Nel Fi đặc biệt thu hút sự quan tâm của những bạn trẻ đồng tính, họ gởi lời chia sẻ: "Cảm ơn hai bạn đã đi "tiên phong", đã mạnh dạn dũng cảm dám vượt qua dư luận xã hội để đến với nhau" và hi vọng dư luận xã hội, tất cả mọi người, quý phụ huynh và những bạn trẻ hãy có cái nhìn thoáng hơn, thiện cảm hơn đối với những người thuộc thế giới thứ ba, chấp nhận những tình yêu như vậy".
Tâm sự đắng cay
Ngay sau khi đám cưới diễn ra, PV đã tìm gặp trực tiếp đôi uyên ương này để có cuộc trò chuyện. Cuộc sống của cặp "vợ chồng" diễn ra trong một căn nhà bề thế, đầy đủ tiện nghi với một cửa hàng thời trang áo cưới khá lớn trên đường Lê Văn Sỹ (phường 13, quận Phú Nhuận, TP.HCM). Được biết, "vợ chồng" còn có thêm một cửa hàng kinh doanh thời trang cho giới trẻ ở gần đó.
Trông họ thật hạnh phúc trong lễ cưới
Nel Fi, tên thật là Phi cho biết, đám cưới là "sự kết tinh của một quá trình tìm hiểu, chia sẻ và yêu thương nhau hơn 4 năm". "Đó là sự suy nghĩ chín chắn của hai "vợ chồng" chứ không là suy nghĩ của một phút giây bồng bột, nhất thời và tin chắc chắn rằng "vợ chồng" sẽ yêu thương nhau thật lòng, tin tưởng nhau và hạnh phúc mãi mãi suốt đời", Phi nói.
Phi bảo, bản thân mình không có quan niệm phải tìm một người con gái để kết hôn, vì "chắc gì cuộc sống vợ chồng nam - nữ hạnh phúc hơn cuộc sống của Phi và Pin Okio đã và đang có". "Quan trọng nhất là Phi đã tìm được cho mình một người có thể tin tưởng, có thể chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống với mình", Phi tâm sự.
Ngồi bên cạnh, luôn có những cử chỉ âu yếm với "tình nhân" của mình, Pin Okio tâm sự, để đến được với nhau hai bạn đã trải qua không ít sóng gió, đặc biệt là sự mỉa mai của người đời. Dù biết rằng đám cưới đồng tính chưa được thừa nhận ở Việt Nam nhưng vì quá yêu thương nhau, hiểu nhau nên cùng quyết định tổ chức đám cưới. "Hôn lễ này không phải để phô trương với mọi người mà chúng tôi muốn làm sự kiện để ghi nhớ tình cảm của nhau, là một bữa tiệc để nhắc nhở đến nhau rằng "hai đứa đã có nhau trong cuộc đời này", Pin Okio nói.
Nói về những luồng dư luận trái chiều đang phản ứng đám cưới của "vợ chồng" mình và có ý kiến cho rằng đám cưới không được gia đình hai bên chấp thuận, trong hôn lễ không có mặt của gia đình hai bên. Phi cho biết, bố mẹ hiện đang sống ở Mỹ, có công việc đột xuất trong thời gian diễn ra đám cưới nên không về kịp. Trong đám cưới, phía Phi vẫn có anh chị em ruột và người thân đến dự, bên họ hàng nhà Pin Okio có cha mẹ và nhiều người thân thiết của gia đình.
Cặp đôi cùng rót rượu mừng
Phi kể thêm: "Cuộc sống của Phi từ nhỏ sinh ra đã là một người đồng tính nên gia đình hiểu và rất mực yêu thương nên không hề phản đối khi biết tin Phi sẽ lập gia đình với một người đồng giới".
Còn Pin Okio thì tâm sự "có gặp trở ngại khi nhận được sự phản đối, nhưng vì từ hơn 4 năm nay, trước khi chính thức là hai "vợ chồng", hai người đã cùng nhau làm việc chung, giúp đỡ nhau rất nhiều trong cuộc sống và luôn có chí hướng cầu tiến nên đã thuyết phục được gia đình thông cảm và chấp nhận". Pin Okio nói: "Những lúc hai "vợ chồng" về nhà cha mẹ, vẫn xưng hô "cha, mẹ" và nhận được từ "con" đầy yêu thương". Hai "vợ chồng" dự định trong thời gian tới sẽ cùng đi hưởng tuần trăng mật tại Bangkok (Thái Lan).
Hai "vợ chồng" cũng bày tỏ, sự soi mói của người đời đối với thế giới thứ ba thì lúc nào cũng có nhưng "trong thời gian này "vợ chồng" chỉ tập trung cho công việc, sau này sẽ nghĩ đến chuyện xin con nuôi cho "vui cửa vui nhà". Cả 2 người đều biết đám cưới này là sai quy định pháp luật nhưng với họ "đám cưới này mang ý nghĩa tinh thần là nhiều".
Ông Nguyễn Văn Vũ, Trưởng phòng Hộ tịch Quốc tịch, Sở Tư pháp Tp HCM cho biết: "Điều 9, Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình nghiêm cấm việc kết hôn giữa những người cùng giới tính. Do vậy, đám cưới này là trái pháp luật".
Thanh Nam