Từ ngày 6/1/2016, thông tư 57 của Bộ Công an về quy định trang bị thiết bị PCCC cho phương tiện cơ giới, trong đó có xe ôtô từ 4 chỗ trở lên. Bình bột chữa cháy loại dưới 4kg hoặc bình bọt loại dưới 5 lít hoặc bình nước với chất phụ gia chữa cháy dưới 5 lít. Đi kèm với đó là mức phạt tiền đối với các vi phạm từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
Ngay khi có hiệu lực, thông tư đang gây ra những ý kiến trái chiều trong dư luận xã hội, đa số những ý kiến cho rằng qui định này chỉ nên áp dụng đối với loại xe chở hàng hóa và vật liệu dễ cháy nổ còn với loại xe ô tô con để bình chữa cháy là lợi bất cập hại.
Xảy ra cháy là phải chạy để bảo toàn tính mạng
Anh Thắng, một chủ xe ô tô nêu quan điểm: “Tôi thấy qui định này quá bất hợp lý, bởi khi xảy ra cháy ô tô hoặc xe máy, chúng ta phải làm việc gì đầu tiên?”
“Tôi cho rằng, ô tô hay các phương tiện dùng nhiên liệu để chạy, một khi đã bốc cháy thì rất nguy hiểm nên điều đầu tiên thấy cháy chắc chắn là phải chạy. Ai dám ở lại dùng bình chữa cháy để dập lửa?” – Anh Thắng phân tích và đặt ra câu hỏi.
Cấu tạo bình chữa cháy - (Ảnh: Thietbichuachay).
Theo anh Thắng, có một lần anh được tư vấn về kỹ năng cháy nổ, chuyên gia đến giảng dạy đã khuyên: “Khi xảy ra cháy thì việc đầu tiên cần làm là... chạy, chạy càng xa nơi phát ra hỏa hoạn càng tốt để bảo toàn tính mạng, đề phòng các vật liệu dễ cháy có thể nổ. Sau đó tùy tình hình mới làm các việc mà anh chị đã liệt kê. Nhưng, các anh chị phải nhớ một điều: Chữa Cháy Là Nhiệm Vụ Chính Của CS PCCC - Người Dân Chỉ Là Phụ.”
Đồng thời nhiều người cho rằng, qui định trang bị bình chữa cháy cho ô tô không phù hợp, không được nhiều nước tiên tiến trên thế giới áp dụng.
Trước ý kiến này, tiến sĩ vật Lý Nguyễn Văn Khải