Trừng phạt Nga - Món quà năm mới ông Obama dành tặng ông Trump?

Trừng phạt Nga - Món quà năm mới ông Obama dành tặng ông Trump?

Trần Danh Tuyên

Trần Danh Tuyên

Thứ 6, 06/01/2017 14:35

Những biện pháp trừng phạt mới mà Mỹ đặt ra với Nga trở thành “món quà Giáng sinh và năm mới” của Tổng thống Barack Obama dành cho người kế nhiệm Donald Trump.

Đó là ý kiến bình luận của ông Derek Norberg, người đứng đầu Diễn đàn đối tác Nga – Thái Bình Dương (RAPP) với hãng tin RIA Novosti.

Những ngày cuối năm 2016, Tổng thống Mỹ Barack Obama quyết định siết chặt lệnh trừng phạt đối với Nga. Giới quan sát nhận định đây là một hành động “không mấy hướng tới lợi ích quốc gia” mà chỉ nhằm “gây khó dễ” cho người kế nhiệm Donald Trump.

Tiêu điểm - Trừng phạt Nga - Món quà năm mới ông Obama dành tặng ông Trump?

 Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. 

Nhưng theo ông Derek Norberg, đó không hoàn toàn là trở ngại đối với ông Trump mà ngược lại còn giúp Tổng thống đắc cử dễ dàng hòa giải với Nga.

“Theo quan điểm của tôi, ông Obama đã sử dụng cơ hội cuối cùng để gây áp lực với Tổng Nga Vladimir Putin và nước Nga. Đối với ông Trump, có thể coi lệnh trừng phạt mới là một món quà đầu năm mới từ Obama”, ông Norberg nói.

Chuyên gia Norberg cũng nhắc lại, Tổng thống đắc cử Mỹ Trump luôn nói về việc muốn bình thường hóa quan hệ hoặc hướng tới một mối quan hệ thân thiện hơn với điện Kremlin. Tuy  nhiên, “nếu không có lệnh trừng phạt bổ sung thì Tổng thống đắc cử sẽ khó có biện pháp cụ thể để hủy bỏ mà không chịu sự phản đối mạnh mẽ từ phía Quốc hội và Thượng viện Mỹ”.

Và bây giờ, nhà lãnh đạo tương lai của nước Mỹ có cơ hội thực hiện điều đó với Nga, người đứng đầu RAPP nói. Ông cũng tin tưởng, lệnh trừng phạt mới sẽ dễ bị hủy bỏ hơn so với các lệnh trừng phạt liên quan tới tình hình Ukraine.

“Sau ngày nhậm chức, chính quyền Donald Trump có thể hủy bỏ lệnh trừng phạt như bước đầu tiên hòa giải với Nga”, chuyên gia nói. Nhưng ông cũng lưu ý, hành động của ông Trump còn phụ thuộc vào những bằng chứng mà tình báo Mỹ cung cấp liên quan tới vụ Nga can thiệp bầu cử Mỹ thông qua việc tấn công hệ thống máy tính. Chuyên gia thừa nhận, Moscow có thể có những hành động chống Nga trong không gian mạng nhưng họ không gây ảnh hưởng tới bầu cử tổng thống Mỹ.

“Tất cả các quốc gia có thể thu thập thông tin tình báo trong không gian mạng, điều đó không có gì đáng ngạc nhiên. Nhưng tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu Nga có khả năng máy tính mạnh như vậy mà lại không thu thập thông tin từ Mỹ”, Norberg nói. Theo ông, những áp lực từ phía Moscow, nếu có, thì cũng không phải là yếu tố quyết định tới chiến thắng của ông Trump trong cuộc bầu cử.

Chuyên gia khẳng định, “có nhiều yếu tố khác còn quan trọng hơn, bao gồm việc các cử tri không dành sự ủng hộ lớn đối với bà Hillary Clinton.

Trước đó, một vài trong số 17 cơ quan tình báo thuộc cộng đồng tình báo Mỹ đã khẳng định, tin tặc Nga đã tấn công cuộc bầu cử tổng thống Mỹ nhằm tạo lợi thế cho ông Donald Trump. Tuy nhiên, những kết luận này không nhận được sự ủng hộ từ Giám đốc FBI James Comey. Chính phủ Mỹ cũng chưa đưa ra được bằng chứng về hành động liên quan của Mocsow trong các cuộc tấn công mạng gây ảnh hưởng tới kết quả bỏ phiếu của cử tri.

Nói về quyết định của chính quyền Mỹ về việc đóng cửa một số địa điểm vui chơi của Đại sứ quán Nga ở tiểu bang Maryland, ông Norberg cho hay, từ năm 1950, khu vực trên thuộc sở hữu của Liên Xô (cũ) mà nay là Nga. “Sẽ là hợp lý nếu hủy bỏ những lệnh trừng phạt này để tránh bị Đại sứ quán Nga kiện”, chuyên gia nhận xét.

Cuối năm 2016, chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama đã siết chặt lệnh trừng phạt với 9 cơ quan, công ty và cá nhân Nga, gồm cả cơ quan Tình báo quân đội Nga (GRU) và cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) do cáo buộc Moscow “can thiệp vào cuộc bầu cử” và “gây áp lực với các nhà ngoại giao” đang làm việc ở Nga.

Mỹ cấm các nhà ngoại giao Nga tới hai khu dân cư thường được gọi là “khu nghỉ mát” của các cơ quan thường trực Nga tại New York và Washington, thuộc sở hữu của Nga. Thêm vào đó, Washington còn trục xuất 35 nhà ngoại giao Nga.

Tổng thống Putin cho biết Moscow sẽ không đưa ra những biện pháp tương tự để “ăn miếng trả miếng” với Washington. Ông nói rằng Nga có quyền làm như vậy nhưng sẽ không hạ mình tới mức độ căn thiệp vào cả “căn bếp” của các nhà ngoại giao.

Danh Tuyên

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.