Theo Reuters, trong khi sự chú ý đổ dồn vào hoạt động xây đảo nhân tạo trái phép ở Biển Đông , Bắc Kinh cũng có thể sử dụng các đảo nhân tạo để săn lùng tàu ngầm của đối phương trong vùng biển chiến lược.
Việc xây dựng 3 đường băng cách đất liền Trung Quốc hơn 1.400 km tạo điều kiện để Bắc Kinh mở rộng tầm hoạt động của các máy bay do thám Y-9 và trực thăng Ka-28, vốn được tái trang bị thiết bị theo dõi tàu ngầm.
Tăng cường khả năng tác chiến chống ngầm
Báo cáo của Lầu Năm Góc hồi tháng Năm cho biết, Trung Quốc thiếu khả năng tác chiến chống ngầm ở vùng biển xa bờ.
Việc tăng cường sức mạnh chống ngầm có thể giúp Trung Quốc bảo vệ các tàu ngầm lớp Jin với khả năng trang bị tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân, vốn là trọng tâm trong chiến lược răn đe hạt nhân, chuyên gia an ninh Zhang Baohui tại Đại học Lingnan ở Hong Kong nhận định.
“Điều này giúp bảo đảm an toàn hơn cho các tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc cũng như thực hiện các sứ mệnh trong thời chiến. Đặc biệt ở những vùng biển xa bờ mà Trung Quốc không thể hỗ trợ đầy đủ”.
Khi được hỏi về việc liệu Washington có quan ngại về khả năng Trung Quốc tăng cường hoạt động chống ngầm, phát ngôn viên Lầu Năm Góc Bill Urban nói rằng, Mỹ đang theo dõi chặt chẽ các diễn biến ở Biển Đông.
Phát biểu ngày 16/9 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter nhấn mạnh Mỹ sẽ vẫn tiếp tục hoạt động nhằm các khu vực mà luật pháp quốc tế cho phép.
"Biến bãi đá ngầm thành đường băng không đủ điều kiện để tuyên bố quyền chủ quyền hay giới hạn quyền tự do hàng không hoặc hàng hải", ông Carter phát biểu trong cuộc họp của Không quân Mỹ.
Một chuyên gia hàng hải ở Trung Quốc nói rằng, Bắc Kinh đang cố gắng nâng cấp thiết bị định vị dưới nước và các thiết bị khác được