Truyền hình thực tế đang được xem là nước cờ ngắn nhất để các ông bầu thổi sao (ảnh minh họa).
Truyền hình thực tế với những phiên bản ăn khách nhất thế giới như Giọng hát Việt ( The Voice ), Thần tượng âm nhạc Việt Nam (Vietnam Idol), Nhân tố bí ấn (X-Factor), Tìm kiếm tài năng Việt Nam (Vietnam’s Got Talent)… đã khai thác được không ít tài năng ca nhạc, thổi vào nền giải trí nước nhà một không khí mới lạ. Những cái tên tưởng chừng lạ hoắc như Phương Mỹ Chi, Nhật Thủy, Đức Vĩnh, Thiện Nhân, Thảo My… đã được xuất hiện rần rần trên mặt báo sau khi bước lên ngôi vị quán quân và đem về những khoản tiền cát-xê kếch xù.
Nhìn thấy sự đổi đời, một bước lên tiên khi tham gia các chương trình truyền hình thực tế, không ít gia đình đã đầu tư tiền bạc, vạch sẵn một lộ trình để đưa con cái có thể đến với ánh hào quang sân khấu.
Chương trình truyền hình thực tế Giọng hát Việt nhí (The Voice Kids) bắt đầu lên sóng mùa đầu tiên vào năm 2013 đã nổ “quả bom” mới cho ngành giải trí Việt, mở đường cho việc các giọng ca nhí bước vào showbiz một cách đông đảo và chuyên nghiệp. Nhiều thí sinh tham gia chương trình không còn là những giọng ca “thô”, mà được rèn giũa như những chú “gà nòi” đã qua đào tạo ở các trung tâm, câu lạc bộ âm nhạc.
Ngay lần đầu tiên xuất hiện trong vòng Giấu mặt Giọng hát Việt nhí mùa thứ 2, cậu bé Mai Chí Công gây ấn tượng mạnh với các HLV và khán giả nhờ giọng hát chắc, khỏe, kỹ thuật tốt. Được biết, trước cuộc trình diện xuất sắc này, cậu bé này đã trải qua thời gian tôi luyện khoảng một năm tại Trung tâm nghệ thuật Taca Emca.
Cậu bé Mai Chí Công tại Giọng hát Việt nhí mùa thứ 2.
Hiện tại, trung tâm này còn đang mở lớp học đặc biệt dành riêng cho thí sinh tham gia Giọng hát Việt