Tôi luôn dành cho những người thầy, người cô trong trường luật, những người đã tận tình chỉ dạy kiến thức luật học cho tôi, sự kính trọng và biết ơn lớn lao. Nhưng tôi cũng thấy buồn lòng khi một vị luật sư có tiếng nhận định: “Sinh viên luật mới ra trường không viết nổi một lá đơn, một tờ di chúc”.
Tôi cũng không thể vui nổi khi sếp của tôi bảo với tôi: “Là sinh viên mới ra trường, dù cháu có tốt nghiệp loại giỏi chăng nữa, nhưng tiếp xúc với một hay vài hồ sơ vụ án, cháu sẽ thấy mình dốt nát ngay”
Và đó không phải những lời nói đùa của họ.
Tôi cũng còn nhớ có một đợt, một đoàn thanh tra (hình như vậy) giáo dục về trường tôi, gặp gỡ một số
Chủ tọa phiên tòa mắng đương sự: "Nói dài như trâu đái". Ông Nguyễn Hồng Sơn, trưởng phòng Kiểm sát xét xử phúc thẩm, tái thẩm, giám đốc thẩm hình sự - Viện KSND TP.HCM, đưa ra một dẫn chứng mà ông từng chứng kiến. Đó là một phiên xử dân sự, khi đương sự cứ nói miên man không đi vào trọng tâm, vị chủ tọa đã ví von: “Nói dài như trâu đái”. Có thẩm phán hôm trước nhậu say, hôm sau ra phiên tòa còn nồng nặc mùi rượu, mặt đỏ lừ, gắt gỏng. Ông Sơn cho biết, cách đây không lâu ông phải làm kiến nghị gửi chánh án TAND một huyện tại TP.HCM, vì trong khi kiểm sát một bản án, ông phát hiện dùng tới hơn 20 từ “y, thị, hắn...”. Theo ông Sơn, cách dùng những từ này hay “con nghiện, con bạc...” thể hiện văn hóa của những người tiến hành tố tụng còn hạn chế và bản án phát hành ra không nghiêm. Nguồn: Báo Thanh Niên. |
sinh viên để hỏi nguyện vọng của họ về chương trình đào tạo hiện nay. Tôi vinh dự được là một trong số những người đó, và tôi đã nói với đoàn rằng: “Em mong muốn có thêm nhiều những phiên tòa giả định, nhiều tình huống thực tiễn hơn nữa trong chương trình học của chúng em”. Tôi tin rằng không phải không có nhiều sinh viên có cùng suy nghĩ với tôi.
Tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta nên chú ý học tập phương pháp giáo dục ở những nước nơi mà họ coi trọng luật tố tụng, coi trọng việc làm sao để sinh viên tiếp cận càng nhiều với thực tiễn càng tốt. Tôi mong muốn có những giờ thầy và trò cùng nhau nghiên cứu những bản án nổi tiếng của các vị quan tòa, có những tranh luận y như tại một phiên tòa giả định trong giờ học từ cách xưng hô cho đến trình tự tranh tụng, xét hỏi, và kể cả cái cảm giác hoan hỉ như vừa thắng một vụ kiện y như trên thực tế sau giờ tranh luận của các sinh viên vậy… để sau này khi đi làm, đến một phiên tòa cụ thể xem xử án, các tân cử nhân sẽ không cảm thấy nó quá xa lạ so với những gì mình được học trong nhà trường.
Những bạn khóa sau tôi đã tiếp cận nhiều hơn với phương pháp học tín chỉ. Có người chê, cũng có người khen. Người khen thì nói rằng tiếp xúc với bài tập thì kiến thức sẽ nhớ lâu hơn. Người chê thì bảo phải làm bài ngay khi chưa tìm hiểu vào bài học, rằng thời gian học một môn học là quá ngắn chưa đủ để tìm hiểu về nó…
Đó là một điều đáng suy nghĩ nếu chúng ta muốn đưa thực tiễn vào trường học. Tôi nghĩ lẽ ra nên tìm hiểu thật thấu đáo mô hình học tập này trước khi triển khai ở nước ta, tránh đem sinh viên ra làm “chuột bạch” thử nghiệm một cách vô tội vạ như vậy. Việc nghiên cứu mô hình đào tạo luật ở các nước common law không phải là việc quá khó khăn đối với chúng ta. Vậy hãy làm sao để áp dụng nó, sao cho sinh viên cảm thấy vui thích khi tham gia một buổi học, để sau này mang niềm yêu thích đó vào một phiên tòa thật sự.
Và còn một vấn đề nữa, như lời của PGS. TS. Phạm Duy Nghĩa tâm sự: “Trong Luật Luật sư nước ta có một quy định là cấm những người giảng dạy được hành nghề Luật sư. Đây chưa hẳn là một quy định thông minh bởi lẽ giống như một ông bác sĩ phải có nhiều thực tế, thì ông luật sư là thầy trong trường hiện nay lại không được làm những việc ấy”.
Có lẽ trong tương lai chúng ta nên xem xét lại tính đúng đắn của quy định này, hoặc chí ít nên quy định tiêu chuẩn để thi tuyển giảng viên là phải có vài năm kinh nghiệm làm luật sư trước…
Tôi thật mừng khi nghe một số sinh viên luật khóa dưới tôi nói rằng: “em yêu thích môn luật Tố tụng hình sự”. Tôi biết rằng có thể các em ấy yêu thích môn học chỉ từ một người thầy, người cô với những bài giảng hay trên lớp, chứ chưa hẳn là do các em hiểu rõ tầm quan trọng của Luật Tố tụng nói chung cũng như Luật tố tụng hình sự nói riêng trong hệ thống pháp luật của chúng ta. Song tôi mong muốn các em sẽ giữ nguyên tình yêu ấy khi bước ra tòa với tư cách một thẩm phán, kiểm sát viên hay luật sư, hoặc khi đứng lên phát biểu tại Quốc hội với tư cách một nghị sĩ.
Bởi Luật Tố tụng không đơn thuần chỉ là những thủ tục, hơn thế nó mang trong mình tôn chỉ và ước mơ về công lý và quyền tự do.
(*) - Tựa đề do Ban biên tập đặt.
Luật gia Phan Hoàng Linh
Phối hợp đưa tin trên chuyên mục. Chuyên mục Người đưa tin Luật sư có sự phối hợp, hợp tác của Công ty dịch vụ tư vấn Ka Long, địa chỉ: Phòng 3012 Tầng 3 Tòa nhà 71 Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa - Hà Nội; Tel: 04. 62513999 - Fax: 04. 62513999 - Hotline: 0903. 255 339 - Email: hanoi@klc.vn - Website: http://klc.vn. |