Tường bích họa giữa Thủ đô: Nên vẽ đúng chủ đề, đặt đúng vị trí

Tường bích họa giữa Thủ đô: Nên vẽ đúng chủ đề, đặt đúng vị trí

Vũ Thị Thủy Tiên
Thứ 2, 29/10/2018 | 19:00
1
Bên cạnh sự hưởng ứng của đa phần giới trẻ, khi có thêm một góc lạ lạ hay ho để “sống ảo”, những bức tranh bích họa trường THPT Phan Đình Phùng vấp phải nhiều ý kiến gai góc, thậm chí bị đánh giá là “đi ngược chiều” nghệ thuật.

Từ những ngày đầu tháng 10, nhiều bức tranh bích họa với chủ đề “Hà Nội xưa và nay” trên những mảng tường trường THPT Phan Đình Phùng đã dần hoàn thiện bởi chính các cựu học sinh mừng kỷ niệm 45 năm thành lập trường.

Nghệ thuật đặt sai không gian

Có thể coi bích họa là một phương pháp dùng nghệ thuật để tôn tạo vẻ đẹp ở những khung cảnh hoang tàn, xấu xí. Tuy nhiên, với những nơi đã có nét đẹp riêng, việc lạm dụng bích họa không đúng cách sẽ tạo nên sự phản cảm đáng tiếc.

Theo họa sỹ Nguyễn Mạnh Đức, đường Phan Đình Phùng bản chất vẫn giữ được đúng dáng dấp của Hà Nội xưa, mang nét đẹp cổ kính. Cả khu vực như hợp thành một thể thống nhất về đường nét, không gian, cảnh quan chung, hài hòa giữa nhiều tòa kiến trúc cổ, con đường ngay ngắn, gọn gàng với hàng cây cả trăm năm tuổi rợp bóng mát. Hình ảnh những cụ ông, cụ bà thong thả đi bộ mang lại cảm giác của một không gian thanh bình giữa nhiều phố phường tấp nập.

Họa sỹ nhận định: “Đường Phan Đình Phùng là con đường mang vẻ đẹp nên thơ và thuần khiết của Hà Nội. Cho dù những bức bích họa đang thể hiện đề tài không gian Việt, vẫn tái hiện hình thức của một đời sống không ăn nhập với nét đẹp của cảnh quan chung. Hoạt động này có vẻ bị “bật trội”, lạc ra khỏi không gian và không có tác dụng cải thiện hình ảnh”.

“Kiểu vẽ tự do như này hiện nay đang quá tràn lan, nghệ thuật dù có đẹp đến đâu, nhưng để sai vị trí và không phù hợp với cảnh quan chung thì cũng không mang ý nghĩa gì” - họa sỹ Nguyễn Mạnh Đức khẳng định thêm.

Văn hoá - Tường bích họa giữa Thủ đô: Nên vẽ đúng chủ đề, đặt đúng vị trí

Những bức bích họa thu hút mọi lứa tuổi tới chụp hình lưu niệm, không ngại tạo dáng bên những bốt điện đầy nguy hiểm.

Họa sỹ Bùi Đức bày tỏ quan điểm: “Nên tôn trọng bản sắc tự nhiên. Những bàn tay can thiệp vào tự nhiên phải có chuyên môn thật giỏi, chứ không đơn thuần chỉ “bôi xanh, bôi đỏ” lên như một nhà trẻ. Những không gian tương tự đường Phan Đình Phùng, nên để nguyên bản, để Hà Nội còn lưu giữ lại nét đẹp xưa, mang dấu ấn với du khách. Tránh việc vẽ lên trông không đẹp, gây phản cảm, lại không còn đúng chất của Hà Nội nữa”.

Họa sỹ Vũ Quyền, giảng viên đại học Mỹ thuật Việt Nam cho rằng: “Đây cũng là một hoạt động mang tính cộng đồng, gợi lại các nét văn hóa cho người dân trong đời sống. Tuy nhiên, việc tái hiện chùa Một Cột, cầu Long Biên, cột cờ Hà Nội,... là không cần thiết, du khách có thể ghé thăm trực tiếp những địa điểm trên và cảm nhận”.

Ông Trần Đăng Mít, một người dân sống gần trường THPT Phan Đình Phùng cũng nhận thấy những bức bích họa chưa thực sự phù hợp. Theo ông, nên sử dụng những hình ảnh mang đậm dấu ấn lịch sử, những nét đặc trưng của Hà Nội. Trước một môi trường học đường, cần những hình ảnh vừa nghệ thuật vừa giúp học sinh thêm yêu thích khám phá, bổ sung kiến thức lịch sử, thấm hiểu về truyền thống của Hà Nội”.

Đồng quan điểm với khá nhiều chuyên gia, họa sỹ tự do Hoàng Vũ chia sẻ: “Vấn đề là vẽ gì? Vẽ có đẹp lên không? Nếu vẽ để xấu đi thì hoàn toàn không nên. Phố Phan Đình Phùng cổ kính ra sao thì nên giữ nó rêu phong, cổ kính như thế, không nên thay đổi những nét riêng ấy làm gì”.

Nhiều họa sỹ tên tuổi tỏ ra không ủng hộ trước tác phẩm nghệ thuật đặt sai chỗ này, mặc dù ý tưởng được hình thành từ những điều đẹp đẽ của nhóm cựu học sinh muốn bày tỏ tri ân với trường.

Ở một khía cạnh nào đó, tác phẩm nghệ thuật đã đi ngược sứ mệnh của tranh bích họa là nâng cao thẩm mỹ cho không gian công cộng. Con đường Phan Đình Phùng thuần khiết như tà áo dài tinh khôi mang hồn dân tộc vừa bị lem những vệt màu lòe loẹt, làm mất đi vẻ đẹp vốn có.

Nên tuân thủ quy tắc để làm đẹp cảnh quan

Không khó để nhận ra, bích họa đang ngày càng được các nhóm họa sỹ trẻ sử dụng để tô điểm làm đẹp cảnh quan, tại nhiều địa phương. Ngay tại Hà Nội cũng xuất hiện khá nhiều đường bích họa: ngõ 136 Hồ Tùng Mậu (Bắc Từ Liêm), ngõ Ao Dài (Nam Từ Liêm), Phùng Hưng (Hoàn Kiếm), đường Mỗ Lao (Hà Đông),... với những chủ đề khác nhau.

Tuy nhiên, dù có là nghệ thuật, bích họa cũng nên tuân theo một số nguyên tắc để không bị lạc điệu, biến hóa tiêu cực lòe loẹt, rối mắt giữa Thủ đô.

Họa sỹ Nguyễn Mạnh Đức khẳng định: “Nghệ thuật đưa vào cải tạo bộ mặt của đường phố, cải tạo không gian xấu, bẩn, nhiều tệ nạn, thì chắc chắn sẽ nhận được sự ủng hộ tuyệt đối. Còn với những không gian không cần thiết, thì không nên lạm dụng”.

Họa sỹ cũng gợi ý: “Nếu những bức tranh vẽ vì mục đích giáo dục học sinh, thì nên vẽ ở mặt tường phía trong, tránh để ảnh hưởng tới cảnh quan chung của khu phố. Hoặc tìm kiếm, sáng tạo một sân chơi chung như phố đi bộ, thì việc ứng dụng bích họa sẽ thoải mái hơn. Tôi hoàn toàn ủng hộ những bức bích họa trên phố Phùng Hưng, vì bản chất đó là một không gian hoang phế, nhiều rác và những tệ nạn xấu, cần tô điểm để xóa bỏ những điểm xấu”.

Văn hoá - Tường bích họa giữa Thủ đô: Nên vẽ đúng chủ đề, đặt đúng vị trí (Hình 2).

Họa sỹ Nguyễn Mạnh Đức chia sẻ quan điểm về tranh bích họa trên đường Phan Đình Phùng.

Họa sỹ Hoàng Vũ cũng bày tỏ: “Bích họa cũng tùy khu vực nào mình nên vẽ cái gì. Ví dụ như Ô Quan Chưởng, nét cổ kính riêng gắn với Hà Nội, đã đẹp sẵn rồi, việc gì phải vẽ thêm cho xấu đi. Phố đang quá đẹp thì không cần bôi thêm, chỉ những chỗ nào xấu xí thì sẽ rất ủng hộ vẽ vào để tăng tính thẩm mỹ”.

Giảng viên đại học Sư phạm Nhạc họa Trung ương Nguyễn Đức Lân cho rằng: “Muốn tô điểm một bức tường, trước tiên phải do nhà quản lý có đồng ý hay không, sau đó, sẽ do các nhóm họa sỹ có uy tín và trách nhiệm thực hiện. Việc vẽ lên những cảnh quan đang đẹp, để xấu đi, hay sử dụng những nội dung không phù hợp, cũng như chất lượng chuyên môn nghiệp vụ kém thì chắc chắn tác phẩm sẽ chỉ là thảm họa”.

Họa sỹ Nguyễn Mạnh Đức nhấn mạnh: “Làm gì cũng phải có quy hoạch cụ thể, rõ ràng. Phường Phan Đình Phùng cho vẽ nhưng con đường đấy gắn liền với văn hóa tới trường học, môi trường liên quan đến cả khu phố, nét văn hóa của cả Hà Nội, nên các cấp quản lý phải đưa ra định hướng quy hoạch ra sao cho phù hợp. Nếu cứ thích đâu vẽ đấy, Hà Nội sẽ có rất nhiều chỗ để vẽ, chẳng mấy chốc tạo nên sự nhiễu loạn về màu sắc trong khắp phố phường Hà Nội. Trong một không gian tổng thể chung, cần có sự tính toán chính xác chỗ nào nên giữ thì giữ, chỗ nào nên vẽ thì vẽ và vẽ những nội dung nào, cần được kiểm duyệt kỹ lưỡng”.

Bích họa nên vẽ đúng chủ đề, đặt đúng vị trí để phát huy khả năng khôi phục cảnh quan, nâng cao thẩm mỹ và tác động một cách tích cực nhất đến môi trường, đến đời sống.

Clip: "Chiếc áo" bích họa khoác lên vòm cầu phố Phùng Hưng

Thứ 4, 08/11/2017 | 14:00
Các bích họa nằm trên những vòm cầu phố Phùng Hưng tái hiện ký ức về Hà Nội xưa cũ, dự án được nghệ sĩ Việt Nam và Họa sĩ Hàn Quốc cùng với UBND quận Hoàn Kiếm thực hiện, đến giữa tháng 11 sẽ hoàn thành.

Hà Nội: Hé lộ những bức bích họa đầu tiên trên phố Phùng Hưng

Thứ 7, 04/11/2017 | 19:05
Hình ảnh những bức bích họa đầu tiên được hình thành, khiến người dân sinh sống quanh con phố Phùng Hưng, Hà Nội thích thú.
Cùng tác giả

Trường học “tung” ưu đãi học phí mùa Covid

Thứ 6, 28/05/2021 | 09:32
Với bước đầu tư phát triển mới, St. Nicholas có chương trình học bổng và ưu đãi học phí cho học sinh Đà Nẵng và miền Trung nhằm giảm bớt khó khăn do dịch Covid-19.

Hà Nội: Kết thúc năm học sớm và điều chỉnh lịch tuyển sinh lớp 10

Thứ 5, 13/05/2021 | 18:20
Ngày 13/5, UBND TP.Hà Nội đã đồng ý với đề nghị của sở GD&ĐT về đề xuất cho học sinh nghỉ hè sớm 2 tuần và điều chỉnh lịch tuyển sinh vào lớp 10.

Hà Nội: Học sinh nghỉ học từ 4/5 để phòng dịch Covid-19

Thứ 2, 03/05/2021 | 18:44
Theo thông tin mới nhất từ sở GD&ĐT Hà Nội, toàn bộ học sinh và học viên các cấp trên địa bàn thành phố sẽ tạm dường đến trường để phòng dịch Covid-19.

Bồi hồi những ngày đầu chập chững vào nghề báo

Thứ 7, 27/02/2021 | 11:00
Hôm nay là ngày thứ 138 tôi làm việc tại Đời sống & Pháp luật Online. Lần đầu tiên bước vào môi trường công sở, bỡ ngỡ có, sợ có nhưng thực sự niềm vui cũng nhiều.

Học sinh tát cô giáo tại Hà Nội: "Có biểu hiện trầm cảm"

Thứ 6, 19/02/2021 | 18:11
Nam sinh tát cô giáo trong giờ học tại Hà Nội đã được trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận Ba Đình (Hà Nội) chấp thuận cho đi học trở lại.
Cùng chuyên mục

Siêu phẩm cổ trang càn quét MXH, lập kỷ lục hot nhất 2024

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:35
Sau 5 năm để khán giả chờ đợi, ngay khi vừa lên sóng, dự án này đã nhanh chóng xô đổ thành tích Dữ Phượng Hành lập được trước đó.

Nhan sắc nữ ca sĩ lấy chồng đại gia hơn 13 tuổi, ở nhà 100 tỷ gây chú ý khi chưa từng xin tiền chồng vì lý do "đặc biệt"

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:25
Dù sống trong căn biệt thự 100 tỷ có nhiều giúp việc phụ chăm sóc con nhưng ca sĩ Trang Nhung luôn quan niệm con cái là sự nghiệp quan trọng nhất của người phụ nữ.

Xúc động hình ảnh “người mẹ phi thường” bên con gái bị bại não đón sinh nhật tuổi 14

Thứ 6, 17/05/2024 | 08:32
Làm mẹ đơn thân đã vất vả, con ốm đau thì sự vất vả ấy còn nhân lên nhiều lần. Thế nhưng, 14 năm qua, Minh Cúc chưa bao giờ nản lòng, con luôn là niềm vui của cô.

Sao nam “số hưởng nhất showbiz”: Kết hôn với thiên kim nghìn tỷ, sự nghiệp vụt sáng trở lại

Thứ 6, 17/05/2024 | 07:00
Anh hoạt động song song cả lĩnh vực phim ảnh và âm nhạc. Đi lên từ con số 0, cuộc đời của sao nam này đã trải qua nhiều thăng trầm để có được gia sản khủng.

Lai lịch đáng ngờ của người hai tiều phu bí ẩn trong Tây du ký

Thứ 5, 16/05/2024 | 20:30
Hai người tiều phu chỉ xuất hiện trong chốc lát, hoàn thành vai trò dẫn dắt Tôn Ngộ Không và sau đó biến mất, để lại nhiều nghi vấn cho độc giả.
     
Nổi bật trong ngày

Nhan sắc nữ ca sĩ lấy chồng đại gia hơn 13 tuổi, ở nhà 100 tỷ gây chú ý khi chưa từng xin tiền chồng vì lý do "đặc biệt"

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:25
Dù sống trong căn biệt thự 100 tỷ có nhiều giúp việc phụ chăm sóc con nhưng ca sĩ Trang Nhung luôn quan niệm con cái là sự nghiệp quan trọng nhất của người phụ nữ.

Lai lịch đáng ngờ của người hai tiều phu bí ẩn trong Tây du ký

Thứ 5, 16/05/2024 | 20:30
Hai người tiều phu chỉ xuất hiện trong chốc lát, hoàn thành vai trò dẫn dắt Tôn Ngộ Không và sau đó biến mất, để lại nhiều nghi vấn cho độc giả.

Dự báo thời tiết ngày 16/5/2024: Cảnh báo mưa dông giờ tan tầm

Thứ 5, 16/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (16/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bản tin 17/5: Thông tin mới nhất vụ hơn 500 người ngộ độc do ăn bánh mì

Thứ 6, 17/05/2024 | 06:00
Hơn 500 người ngộ độc do ăn bánh mì: Chủ tiệm thanh toán gần 600 triệu viện phí; Chi 7 triệu đồng để căng da mặt trẻ hóa cô gái 31 tuổi "tiến mất tật mang"...

Dự báo thời tiết ngày 17/5/2024: Vẫn còn mưa to

Thứ 6, 17/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (17/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.