Úc: Hướng tới triển vọng tại Đông Bắc Á

Úc: Hướng tới triển vọng tại Đông Bắc Á

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:06
0
Chuyến công du của Thủ tướng Úc tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc khiến cho các vấn đề chiến lược quan trọng trở nên sáng sủa hơn.

Chuyến công du của Thủ tướng ÚcJulia Gillard tới Đông Bắc Á nêu bật lên các vấn đề tiến thoái lưỡng nan mà các nước khu vực châu Á đang phải đối mặt: Cùng thời điểm mà nền kinh tế của các nước khu vực châu Á phụ thuộc vào một Trung Quốc đang lớn mạnh, đồng thời cũng là sự e ngại cả họ về sức mạnh quân sự và ngoại giao của Trung Quốc đang dần chi phối khu vực.

Sự dừng chân của bà Gillard trong chuyến đi tại Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc – các đối tác thương mại quan trọng lần lượt đứng ở vị trí thứ nhất, thứ hai và thứ 4 (trong khi Mỹ đứng thứ 3) của Australia vào năm 2009. Hàng năm, Úc giao dịch thương mại hai chiều với họ với tổng kinh phí lên tới 170 tỷ đô la Úc (tương đương 182 tỷ USD); chỉ riêng Trung Quốc đã chiếm ¼ sản lượng xuất khẩu hàng hóa của Úc. Cả Nhật Bản và Hàn Quốc cũng là những đối tác thương mại chính của họ giống như Trung Quốc.

Kết quả chuyến thăm Bắc Á của Thủ tướng Gillard sẽ giúp Australia tăng cường quan hệ an ninh, đầu tư, thương mại với các nước trong khu vực. Ảnh: The Courrier-Mail

Úc thừa nhận rằng các quan hệ ràng buộc kinh tế này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự lớn mạnh của họ. Một cuộc trưng cầu của Viện Lowy cho thấy ¾ người dân Úc đều đồng ý rằng sự phát triển của Trung Quốc là có lợi cho Úc. Do vậy, chẳng có gì là đáng ngạc nhiên khi bà Gillard lại đặc biệt quan tâm đến các quốc gia này.

Tuy nhiên, thật không may, mặt trái của sự trỗi dậy của Trung Quốc cũng lại đang hiện ra bản chất của nó trong chuyến viếng thăm của bà Thủ tướng. Trước tình thế này, bà Gillard cũng khẳng định rằng bà sẽ quan tâm hơn về những động thái trấn áp những người bất đồng quan điểm chính trị sau những sự kiện xảy ra ở các quốc gia Arap vừa qua.

Sự gia tăng nhanh sức mạnh quân sự và những động thái đối với đường biên giới trên biển của Trung Quốc cũng đã tác động đến chuyến viếng thăm Nhật Bản của bà Gillard và đặc biệt được nhấn mạnh trong chuyến dừng chân của bà tại Hàn Quốc. Sai lầm của Bắc Kinh đối với việc tầu chiến Hàn Quốc bị đánh chìm hồi tháng 3/2010 tại đảo Pyongyang và sự kiện nã pháo vào đảo Yeonpyeong hồi tháng 11 vừa qua đã dấy lên làn sóng phản đối của dư luận chống lại Trung Quốc; đặc biệt là tình trạng gia tăng các cuộc tranh chấp biên giới trên biển Hoa Nam và với Nhật Bản.

Không phải ngẫu nhiên mà mọi tác động quan trọng từ các cuộc thảo luận của bà Gillard với người đồng nhiệm phía Nhật Bản Naoto Kan đều nhằm tới mục đích tăng cường sự hợp tác an ninh Úc - Nhật. Các mối quan hệ ràng buộc về an ninh đã âm thầm được xây dựng trong suốt thập kỷ qua nhưng nó được đẩy nhanh khi mà các lực lượng của Nhật Bản và Úc hợp tác cùng nhau trong cuộc chiến tại miền Nam Iraq năm 2005-2006.

Các máy bay vận tải quân sự của Úc đã nhanh chóng triển khai công tác cứu trợ cho Nhật Bản trong thảm họa động đất vào tháng trước, khiến cho Úc trở thành quốc gia duy nhất sát cánh cùng Mỹ đóng góp quân sự vào nỗ lực cứu trợ - một động thái đầy ý nghĩa từ cuộc đối thoại chiến lược ba bên của họ.

Quan hệ hợp tác quân sự trong quá khứ và tương lai cũng được nhấn mạnh trong chuyến dừng chân của bà Gillard tại Hàn Quốc. Bà cũng nhắc lại trận đánh tại Kapyong - Bắc Triều Tiên, nơi mà những binh lính Úc dũng cảm bảo vệ vị trí của họ trước một làn sóng công kích dữ dội của Trung Quốc vào tháng 4/1951. Nhân dịp này, trong chương trình nghị sự với Tổng thống Lee Myung – bak, bà Gillard cũng mong muốn thắt chặt hơn mối quan hệ an ninh với Hàn Quốc.

Ở góc độ nào đó, chuyến công du này của bà Gillard cũng trùng hợp với thời điểm mà một bộ phận công chúng Úc đang dấy lên mối quan tâm tới những diễn biến phức tạp đang xảy ra ở Bắc Á, và tin tưởng rằng Úc có một vai trò đáng kể đối với an ninh của khu vực này.

Khoảng 52% công chúng Úc ủng hộ việc gia nhập đồng minh theo cái cách mà Mỹ đang gửi lực lượng quân đội tới bảo vệ Hàn Quốc trong sự kiện Bắc Triều Tiên có những động thái quân sự nhằm vào nước này. Nếu như Trung Quốc có những động thái can thiệp nhằm ủng hộ Bắc Triều Tiên thì tỷ lệ người tán thành đưa quân đội Úc tới sẽ tăng lên 56%. Điều này cho thấy sự quan ngại liên quan tới sự trỗi dậy của Trung Quốc. Tuy nhiên, gần một nửa dân số Úc tin rằng Trung Quốc sẽ trở thành một mối đe dọa quân sự trong 20 năm tiếp theo. Trong số này, gần 90% nghĩ rằng Trung Quốc và Mỹ có vẻ như tiến tới một cuộc xung đột trong tương lai và Úc sẽ nỗ lực trở thành một đồng minh thân cận với Mỹ.

Về phần mình, Trung Quốc sẽ có được sự khôn ngoan để làm giảm nhiệt các vấn đề nóng, chủ động trong lực lượng hải quân, từ bỏ chiến lược ngoại giao mang tính cứng nhắc như trong những tháng gần đây. Mỹ và các nước đồng minh nên tiếp tục khuyến khích trách nhiệm đối xử của Trung Quốc khi mà họ gia tăng khả năng quân sự nhằm duy trì một cán cân quyền lực sao cho có lợi nhất cho khu vực.

Chuyến công du của bà Gillard cũng là một cơ hội để nhắc nhở người Úc và các quốc gia khác trong khu vực không nên ngủ quên trên vòng nguyệt quế, hay thỏa chí tắm nắng trong “chiếc ô an ninh” mà người Mỹ đang che chở. Úc, Nhật, Hàn Quốc và các nước đồng minh khác nên phát triển mạng lưới hợp tác để đảm bảo rằng học có thể sát cánh cùng nhau trong việc hợp tác thương mại trên biển. Đó là cách mà Châu Á có thể được hưởng sự ổn định và phát triển trong 60 năm tới.

Chí Thành (Theo Wall Street Journal)

Cùng chuyên mục

Quốc gia NATO cảnh báo tránh hành động "hấp tấp" khi vũ trang cho Ukraine

Chủ nhật, 02/06/2024 | 06:00
Ngoại trưởng Italy cho biết, nước này sẽ gửi một gói viện trợ khác cho Ukraine, nhưng sẽ không gửi binh sĩ dù chỉ một người.

Nga ra đòn chính xác, 3 hệ thống phòng không Ukraine bị phá huỷ

Thứ 7, 01/06/2024 | 15:00
Ba hệ thống phòng không 9K33 Osa của Ukraine bị quân đội Nga vô hiệu hoá ở hướng Kharkov.

Hàng không Nga không kích chính xác, kho đạn Ukraine nổ tung

Thứ 7, 01/06/2024 | 13:31
Một vụ nổ thứ cấp đã được báo cáo sau khi tên lửa Nga tấn công nhà máy Niochim. Điều này cho thấy có một lượng lớn chất nổ được cất trữ tại khu vực nhà máy.

Nga sẽ đóng thêm 9 tàu phá băng phục vụ vận tải ở Bắc Cực

Thứ 7, 01/06/2024 | 06:00
Việc đóng tất cả các tàu chở hàng và tàu phá băng theo kế hoạch trong bối cảnh các hạn chế do trừng phạt là thách thức chính cho dự án của Nga ở Bắc Cực.

Mỹ nới lỏng lệnh cấm về vũ khí giúp Ukraine bảo vệ Kharkiv dễ hơn

Thứ 6, 31/05/2024 | 14:40
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nới lỏng lệnh cấm Ukraine sử dụng vũ khí Mỹ bên trong lãnh thổ Nga nhưng đi kèm với những điều kiện nhất định.
     
Nổi bật trong ngày

Nga ra đòn chính xác, 3 hệ thống phòng không Ukraine bị phá huỷ

Thứ 7, 01/06/2024 | 15:00
Ba hệ thống phòng không 9K33 Osa của Ukraine bị quân đội Nga vô hiệu hoá ở hướng Kharkov.

Quốc gia NATO cảnh báo tránh hành động "hấp tấp" khi vũ trang cho Ukraine

Chủ nhật, 02/06/2024 | 06:00
Ngoại trưởng Italy cho biết, nước này sẽ gửi một gói viện trợ khác cho Ukraine, nhưng sẽ không gửi binh sĩ dù chỉ một người.

Nga sẽ đóng thêm 9 tàu phá băng phục vụ vận tải ở Bắc Cực

Thứ 7, 01/06/2024 | 06:00
Việc đóng tất cả các tàu chở hàng và tàu phá băng theo kế hoạch trong bối cảnh các hạn chế do trừng phạt là thách thức chính cho dự án của Nga ở Bắc Cực.

Hàng không Nga không kích chính xác, kho đạn Ukraine nổ tung

Thứ 7, 01/06/2024 | 13:31
Một vụ nổ thứ cấp đã được báo cáo sau khi tên lửa Nga tấn công nhà máy Niochim. Điều này cho thấy có một lượng lớn chất nổ được cất trữ tại khu vực nhà máy.